Ðối thoại về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng
Sau ba kỳ Ðối thoại về phòng, chống tham nhũng giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, cuộc đối thoại lần thứ tư tổ chức sáng qua 28-11, tại Hà Nội mang chủ đề: "Vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng ".
Ðược sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Chính phủ; Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp Ðại sứ quán Thụy Ðiển tại Việt Nam tổ chức đối thoại, với sự tham dự của các cơ quan Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nhà báo của Việt Nam và đại diện Ðại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, nhiều nhà báo trong nước và quốc tế.
Trong lời khai mạc đối thoại, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Vũ Tiến Chiến khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, thể hiện quyết tâm, khả năng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác này. Trong đó báo chí có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng; đã xuất hiện những vụ tham nhũng có quan hệ nước ngoài.
Thông báo của Thanh tra Chính phủ cho biết, chín tháng đầu năm 2008, đã triển khai 18 đoàn thanh tra, đã kết luận và báo cáo Thủ tướng mười cuộc, phát hiện sai phạm trị giá hơn 1.000 tỉ đồng, 45.647 USD, hơn 8.000 ha đất; qua giải quyết 41.270 vụ việc khiếu nại tố cáo, đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại công dân gần 50 tỉ đồng, kiến nghị xử lý hành chính 421 người, chuyển cơ quan điều tra 20 vụ việc. Theo báo cáo của Bộ Công an, cũng trong thời gian chín tháng qua, đã khởi tố điều tra 220 vụ, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân truy tố 92 vụ án với 249 bị can về các tội tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ để trục lợi...
Ðại sứ Thụy Ðiển John Bergman thay mặt cộng đồng các đối tác phát triển quốc tế phát biểu ý kiến đánh giá cao những nỗ lực ban đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một khu vực công không có, hoặc rất ít tham nhũng. Ông cũng cho rằng thách thức trong cuộc chiến chống tham nhũng lớn hơn so với nhiều cuộc chiến khác, bởi đối tượng là những người có vị trí rất chắc chắn và sẽ có một số người không muốn chống tham nhũng, thậm chí cản trở những nỗ lực này nhằm bảo vệ những lợi ích mà họ mong có được. Ðiều này lý giải tại sao các chính phủ và các nhà nước không thể làm giảm được tham nhũng nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều thành phần xã hội, trong đó có báo chí.
Tại cuộc đối thoại, nhiều ý kiến của đại diện các đại sứ quán và tổ chức quốc tế đều ghi nhận những cố gắng và kết quả trong phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, bày tỏ sẵn sàng giúp Việt Nam trong lĩnh vực này. Nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề về thể chế, tính minh bạch trong hoạt động của bộ máy hành chính, về mô hình Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, việc kê khai tài sản, về tiếp cận thông tin và phát huy vai trò báo chí...
Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khẳng định theo pháp luật Việt Nam, bất cứ ai vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức, đều bị xử lý công minh theo đúng pháp luật.
Theo thông tin từ phía Nhật Bản, khi thực hiện dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của nước này đã hai lần đưa hối lộ cho một quan chức Việt Nam là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Giám đốc Ban quản lý dự án Ðại lộ Ðông - Tây và dự án môi trường nước thành phố, với tổng số tiền là 820.000 USD. Ngay sau khi biết được thông tin này, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành xác minh, làm rõ. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp phía Nhật Bản điều tra vụ việc. Ban chuyên án đã được thành lập. Ngày 19-11 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký quyết định đình chỉ công tác đối với ông Huỳnh Ngọc Sỹ.
Phát biểu ý kiến tại cuộc đối thoại, Ðại sứ Nhật Bản cho biết thêm, hai bên đã thành lập một Ủy ban hỗn hợp phòng, chống tham nhũng trong các dự án sử dụng vốn ODA.
Tập trung thảo luận, phân tích về vai trò báo chí trong phòng, chống tham nhũng, các đại biểu rất quan tâm các tham luận của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ðỗ Quý Doãn và Ủy viên Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Quang Thống. Theo ông Ðỗ Quý Doãn, với Luật phòng, chống tham nhũng và Luật Báo chí, Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng để báo chí phát huy vai trò xung kích, giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế nối mạng toàn cầu. Tuy nhiên, đã xuất hiện những phóng viên lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân. Chỉ trong hai năm qua (2006-2008), đã có bảy nhà báo bị xử lý hình sự, là thực trạng đáng lo ngại. Việt Nam đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí cho phù hợp tình hình mới, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào cuối năm 2009.
Các đồng chí: Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Vũ Tiến Chiến, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ðỗ Quý Doãn đã trả lời tất cả những vấn đề mà các đại biểu quốc tế nêu lên. Cuộc đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ tư diễn ra trong không khí thẳng thắn, cởi mở, hợp tác./.
Phát hiện và nhân rộng điển hình để phát triển kinh tế - xã hội ở Sơn La  (29/11/2008)
Nửa kỳ thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia 7 giữa Việt Nam và UNFPA  (29/11/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ  (29/11/2008)
Đọc thơ Hồ Chí Minh  (28/11/2008)
Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại  (28/11/2008)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay