Nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế
Thực hiện các cam kết khi ra nhập WTO là bước hoàn thiện trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Sau gần hai năm ra nhập WTO, những biến cố kinh tế thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam tác động vào chính mình trong bối cảnh hội nhập đã khách quan chỉ ra cho các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế một ứng xử: nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế sẽ hạn chế được những bất ổn.
Bất ổn kinh tế toàn cầu và những tác động đến Việt Nam
Hai khu vực kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và châu Âu đang có sự biến động bất thường theo xu hướng xấu. Từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản và trước đó là các cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ Mỹ làm cho hàng loạt ngân hàng, công ty bảo hiểm của quốc gia này phá sản và đe dọa phá sản. Giới chức chính trị Mỹ đã sôi sục đưa ra các giải pháp giải cứu. Kinh tế thế giới nín thở theo dõi động thái tiếp theo sau khi lưỡng viện Mỹ thông qua kế hoạch sử dụng 700 tỉ USD giải cứu nền kinh tế. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh của châu Âu cũng đang bất ổn và sự bất ổn cũng bắt đầu từ hệ thống tài chính, tiền tệ.
Tuy tình hình kinh tế thế giới diễn biến xấu như trên, nhưng một số nhà quản lý và chuyên gia kinh tế vẫn lạc quan vì nền kinh tế Việt Nam chỉ chịu tác động gián tiếp ở hai lĩnh vực là xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư. Những đánh giá đó là có cơ sở. Nhiều chuyên gia kinh tế của Việt Nam cập nhật thông tin, đánh giá, nghiên cứu và liệt kê ra những nguyên nhân (thứ tự sắp xếp theo mức độ từ quan trọng đến ít quan trọng) là: nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới chưa sâu đến mức nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới; Việt Nam vẫn thực hiện các thể chế kinh tế, phương pháp quản lý có nhiều khác biệt với các quốc gia khác, trong đó sự can thiệp có hiệu quả của Nhà nước vào nền kinh tế khi phát hiện sớm những biểu hiện xấu; các tổ chức tín dụng của nước ngoài chưa đến thời kỳ được hoạt động sâu rộng tại Việt Nam; kinh tế xuất khẩu Việt Nam vẫn nặng về gia công nên hàm lượng xuất khẩu thực thụ thấp, mặt khác, hàng xuất khẩu của Việt Nam thuộc loại nhu yếu phẩm.
Tuy những cơn bão lớn của kinh tế thế giới ít ảnh hưởng lớn đến Việt Nam nhưng những biến động nhỏ hơn, nhưng thường xuyên của thị trường thế giới lại có những tác động ngay lập tức đến nền kinh tế Việt Nam. Thí dụ như, trong khoảng thời gian từ cuối 2007 đến giữa 2008, giá vật tư, nguyên liệu và nhất là nhiên liệu trên thế giới biến động lớn, biến động từng ngày và có những giai đoạn giá vật tư biến động đột biến… thì nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng xấu do: một là, phải nhập hàng hóa vào thời điểm giá cao nhất; hai là, không tận dụng được thời điểm hàng hóa giá cao nhất để bán hàng hóa của Việt Nam. Một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của nó là nền kinh tế Việt Nam chưa có tiềm năng dự phòng nên cả nền kinh tế và từng lĩnh vực rất dễ bị tổn thương. Theo các chuyên gia này, mức độ dễ tổn thương được xếp theo thứ tự: ngành nông nghiệp vừa không được bảo hiểm, vừa thường gặp rủi ro về thiên tai và dịch bệnh; ngành công nghiệp tiêu dùng phải cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia có nguồn lao động rẻ, có năng lực sản xuất cao, vật tư và phụ kiện cũng được sản xuất trong chính nước họ.
Ngoài các tác động của kinh tế thế giới thì những vấn đề tầm nhìn kinh tế, tính thiếu tập trung trong quản lý và hoạch định chính sách, việc bình quân các chủ trương và chỉ tiêu giữa các địa phương đã làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả hoặc bị suy giảm nguồn lực.
Một số chuyên gia dẫn ra một vài thí dụ: nhiều địa phương cạnh tranh thu hút đầu tư bằng cách ban hành chính sách ưu đãi làm giảm nguồn lực quốc gia. Nhiều địa phương phát triển thị trường bất động sản và phát triển khu, cụm công nghiệp không đúng hướng làm cho quốc gia mất khoảng 500.000 ha đất trồng trọt. Thiếu quản lý đầu tư và quản lý sản xuất dẫn đến môi trường bị hủy hoại ở quy mô lớn. Vấn đề quản lý đầu tư kém dẫn đến vốn đã thiếu lại còn ứ đọng ở những công trình dở dang. Các tập đoàn sản xuất chưa mạnh nay lại đầu tư phân tán, giảm hiệu quả của các nguồn lực v.v…
Những việc làm kể trên đã làm nền kinh tế giảm sức để kháng.
Tăng cường khả năng đề kháng, bài học từ nhiều phía
Nhiều quốc gia trước khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới tỏ ra khá bình tĩnh để tự nâng cao năng lực, nâng cao sức đề kháng của mình, đồng thời kiên trì đàm phán quốc tế để ký kết các thỏa ước kinh tế có lợi nhất cho họ. Tùy theo hoàn cảnh từng nước mà các quốc gia này có những cách ứng xử khác nhau. Câu chuyện trước đây và hiện nay của nước Nhật vẫn cần xem là bài học kinh điển cho công cuộc hội nhập.
Các nhà kinh tế Nhật không tuyên bố, nhưng dường như mỗi tập đoàn kinh tế, mỗi doanh nghiệp của họ đều chia sản xuất ra làm 2 khối: sản xuất hàng hóa cho thị trường nội địa và sản xuất hàng hóa cho thị trường xuất khẩu. Hàng nội địa của họ thường có chất lượng cao hơn hàng xuất khẩu. Bài học khác của Nhật là, cả thế giới sử dụng hệ thống điện 220V-50Hz nhưng trên quy mô toàn quốc, nước Nhật sử dụng loại điện áp 100V-60Hz. Chuyện nhỏ như thế thôi, nhưng không một loại hàng hóa điện, điện tử hoặc các loại hàng hóa nào có sử dụng điện của nước ngoài có thể vào được nước Nhật. Mặc dù Nhật tham gia vào các cam kết đơn phương, đa phương nhưng không quốc gia nào có thể kiện được cách làm của họ là hàng rào thuế quan hay phi thuế quan cả.
Nếu Nhật Bản là một giải pháp đặc biệt thì các quốc gia khác lại dùng các giải pháp phổ thông, rất có hiệu quả, đó là phối hợp giữa thu thập thông tin kinh tế phân tích để dự báo vĩ mô và tạo lập quỹ dự phòng quốc gia không chỉ là ngoại tệ mà cả các loại vật tư, nhiên liệu. Phương pháp này tạo ra nền sản xuất khá ổn định, giá hàng hóa rẻ và không thả nổi giá cả nội địa theo giá hàng ngày, hàng tháng của thị trường thế giới.
Quản lý kinh tế thương mại tập trung và có giải pháp linh hoạt hàng ngày, hàng tuần và cho từng loại hàng hóa đối với từng khu vực cửa khẩu là phương pháp quản lý biên mậu của Trung Quốc. Với tầm nhìn quốc gia, thống nhất hành động cho mọi doanh nghiệp khi cùng mua hoặc cùng bán một loại hàng hóa thường tránh được rủi ro cho mỗi doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp của quốc gia mình.
Nhiều quốc gia, cụ thể là Trung Quốc có phương pháp quản lý ngoại hối rất chặt chẽ. Nhà nước và các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều thông qua ngân hàng thương mại trong việc giao dịch ngoại tệ.
Tăng trưởng bền vững, giải pháp tự vệ tốt nhất
Vấn đề tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao đã được nền kinh tế Việt Nam thực hiện liên tục từ 1986 đến nay. Gần đây, chúng ta đã chú ý đến các giải pháp tăng trưởng bền vững, tuy nhiên khi các giải pháp này đang được nghiên cứu và hoạch định một cách bài bản thì chúng ta lại phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhiều năm nay.
Quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước là, trong những tháng còn lại của năm 2008 và năm 2009, phát triển kinh tế - xã hội vẫn phải đồng thời vừa kiềm chế lạm phát, vừa bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế 7%, trong đó, kiềm chế lạm phát là cần thiết và được ưu tiên. Do đó, những phương châm và giải pháp quan trọng tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 2 đến ngày 4-10-2008 đã đánh giá: kinh tế nước ta vẫn còn không ít khó khăn. Lạm phát còn cao, nhập siêu còn lớn, các cân đối vĩ mô chưa vững chắc; tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, chất lượng, hiệu quả còn thấp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; đời sống nhân dân, nhất là những người lao động, cán bộ, công chức, người trong diện hưởng bảo hiểm và trợ cấp xã hội có thu nhập thấp, người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn; việc xử lý một số vấn đề xã hội bức xúc còn hạn chế; cải cách hành chính chậm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm chưa đạt kết quả như mong muốn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn phức tạp; công tác chỉ đạo điều hành tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Đây là những vấn đề cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.
Trên cơ sở dự báo, phân tích tình hình thế giới và đất nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), Ban Chấp hành Trung ương đã xác định mục tiêu tổng quát cho năm 2009 là: Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát theo hướng giảm dần, phấn đấu đến năm 2010 đưa tốc độ lạm phát xuống một con số, ổn định dần kinh tế vĩ mô; bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 do Đại hội X của Đảng đề ra.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế; tạo mọi điều kiện để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tạo việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục tăng đầu tư ngân sách nhà nước và đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm; tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng công tác thông tin, tư tưởng.../.
Nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế  (14/10/2008)
Việt Nam coi giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm  (14/10/2008)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hy Lạp  (14/10/2008)
Khủng hoảng tạo ra trật tự thế giới tài chính mới  (14/10/2008)
Việt Nam – Ố-xtrây-li-a đẩy mạnh hợp tác toàn diện, hiệu quả, thiết thực  (13/10/2008)
G20 cam kết đối phó với khủng hoảng tài chính  (13/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay