Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16
TCCSĐT - Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, từ ngày 8 đến ngày 9-4-2010.
Đây là Hội nghị Cấp cao đầu tiên của ASEAN mà Việt Nam chủ trì, tổ chức trên cương vị là là nước chủ nhà trong năm 2010 và là Hội nghị riêng giữa các nhà lãnh đạo ASEAN, không có sự tham dự của các bên đối tác, là dịp để Hội nghị bàn sâu về việc hợp tác, liên kết trong cộng đồng khối của mình.
Theo chương trình, từ ngày 5 đến sáng ngày 8-4, sẽ có các cuộc họp trù bị cấp Bộ trưởng và quan chức cao cấp phụ trách 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Dự kiến tại Hội nghị này, các lãnh đạo ASEAN sẽ bàn về 3 nội dung chính:
- Đẩy mạnh các nỗ lực triển khai xây dựng cộng đồng ASEAN và thực hiện hiến chương ASEAN.
- Tăng cường hợp tác để ứng phó với các thách thức toàn cầu có tác động đến các khu vực.
- Thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN củng cố và duy trì vai trò của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo của ASEAN cũng sẽ trao đổi một số vấn đề cùng quan tâm về tình hình khu vực cũng như tình hình quốc tế như việc thúc đẩy nỗ lực xây dựng cộng đồng và triển khai Hiến chương ASEAN, đẩy mạnh hợp tác và liên kết nội khối cũng như nâng cao năng lực của khu vực ứng phó với các thách thức đang nổi lên, trong đó có khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế, đẩy mạnh phục hồi và phát triển bền vững, đối phó với biến đổi khí hậu…
Về văn kiện của Hội nghị lần này, dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ xem xét thông qua hai tuyên bố quan trọng. Đó là, Tuyên bố ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững và Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu. Các Tuyên bố này nhằm tăng cường hợp tác khu vực trong việc khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế, thúc đẩy, phục hồi và phát triển bền vững cũng như để ứng phó với những biến đổi của thời tiết và khí hậu hiện nay. Ngoài ra, theo thông lệ cũng sẽ có một Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về các kết quả chính của Hội nghị Cấp cao.
Các hoạt động chính thức của các lãnh đạo cấp cao ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 8 đến ngày 9-4-2010, mở đầu là cuộc gặp lãnh đạo ASEAN với đại diện của Liên minh nghị viện ASEAN (gọi tắt là AIPA). Sau đó là lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao diễn ra vào lúc 15h45 ngày 8-4-2010. Phiên họp toàn thể của Hội nghị sẽ được bắt đầu lúc 16h45 cùng ngày.
Điểm mới trong Hội nghị Cấp cao lần này là việc lần đầu tiên tổ chức phiên họp toàn thể của lãnh đạo ASEAN với sự hiện diện của các bộ trưởng và các quan chức cao cấp của 3 Cộng đồng trong ASEAN gồm Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, nhằm thảo luận các phương hướng, đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Qua đó, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Hiệp hội ASEAN, hoàn tất tiến trình xây dựng cộng đồng vào năm 2015. Ngày 9-4 sẽ dành cho phiên họp kín của các lãnh đạo ASEAN. Kết thúc phiên họp kín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách là Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 sẽ có buổi họp báo, thông báo với đại diện báo chí trong và ngoài nước về kết quả của Hội nghị./.
Năm 2009: Thương mại bất công chưa giảm  (30/03/2010)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh tiếp; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón, hội đàm với Thủ tướng Tanzania M. P. Pinda  (30/03/2010)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 39 (3-2010)  (29/03/2010)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay