Dự báo tình hình thế giới nửa cuối năm 2007 và năm 2008
Vấn đề lớn này được nhiều trung tâm nghiên cứu của các nước và của Việt Nam quan tâm, và từ kết quả phân tích, đã đưa ra một số dự báo cần được xem xét, tham khảo:
Một là, về tình hình chung của thế giới: Ở nửa cuối năm 2007, không có khả năng bùng phát chiến tranh quy mô lớn, nhưng những diễn biến phức tạp và quan hệ căng thẳng vẫn tiếp tục xảy ra ở một số khu vực và giữa các nước. Tình hình này bắt nguồn và gắn trực tiếp với một số “căn nguyên”: (1) Sự kình địch giữa chủ nghĩa nước lớn mang nặng tính áp đặt với chủ nghĩa khủng bố; (2) “Ba điểm nóng” chưa có dấu hiệu nguội bớt rõ rệt (vấn đề Trung Đông, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và vấn đề hạt nhân của Iran”; (3) Những nhân tố đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống vẫn tồn tại và có xu hướng tăng.
Hai là, về cục diện chiến lược cơ bản trên thế giới sang đến năm 2008: Nhìn tổng thể, sẽ không có những thay đổi lớn, cục diện cơ bản vẫn là “nhất siêu, đa cường”. Mỹ tiếp tục nắm giữ vai trò là siêu cường duy nhất, không có đối thủ so sánh về thực lực tổng hợp. Tuy nhiên, đang và sẽ có những thay đổi trong tương quan so sánh thực lực giữa các nước lớn: vị thế “nhất siêu” của Mỹ sẽ suy giảm tương đối; trong khi địa vị và lực lượng “đa cường” có phần tăng lên, trước hết là với “bốn nước trỗi dậy” gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Braxin và một số nước đã có bề dày truyền thống như Anh, Pháp, Đức…
Quan hệ giữa các nước lớn được dự báo là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, mặt cạnh tranh sẽ mở rộng, như mặt hợp tác cũng sẽ tăng lên.
Kinh tế thế giới, nhìn chung ổn định, nhưng vẫn có thể xảy ra những biến động bất ổn mang tính cục bộ. Theo dự báo, nền kinh tế châu Á năng động sẽ đóng góp trên 50% vào tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2007, trong đó riêng Trung Quốc đóng góp 30%, còn Ấn Độ là 10%. Mức đóng góp của Mỹ là 12%, của châu Âu là 7%. Sang đến năm 2008, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là động lực tăng trưởng ở châu Á…
Ba là, về tình hình của một số nước láng giềng Việt Nam. Với Cam-pu-chia, tình hình cơ bản sẽ giữ được ổn định, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng. Các đảng đối lập tích cực củng cố lực lượng trên những hình thức liên kết mới, nhưng chưa thể cạnh tranh với Đảng CPP trong cuộc bầu cử cấp xã, phường khóa II và bầu cử Quốc hội khóa IV. Cam-pu-chia tiếp tục tăng cường mở rộng toàn diện hơn quan hệ đối ngoại với Việt Nam, Trung Quốc; đồng thời sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước lớn như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) để thu hút vốn đầu tư, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Với Lào, tình hình nhìn chung cũng tiếp tục giữ được ổn định; tuy nhiên Lào sẽ phải tập trung cải cách cơ cấu nền kinh tế, gia tăng khả năng xuất khẩu, giải quyết một số “điểm nóng” về an ninh, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Lào sẽ mở rộng quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc, với nhiều nước trong khu vực để thu hút đầu tư và hưởng lợi từ các dự án thuộc hành lang Đông – Tây và hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông.
Nguồn: Bản tin Hội đồng Lý luận Trung ương số 62, tháng 6 năm 2007
Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh thực hiện lời Bác Hồ dạy  (14/08/2007)
Hà Giang - một nhân tố quyết định mọi thành công nằm ngay ở cơ sở  (14/08/2007)
Tiền Giang cải cách thủ tục hành chính công, tăng cường mối quan hệ giữa dân với cơ quan công quyền  (14/08/2007)
Vai trò và tác động của thuế quan khi nước ta gia nhập WTO  (14/08/2007)
Tư duy mới về giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản  (14/08/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên