Khai mạc Hội nghị quốc tế về “Sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc”
Hội nghị quốc tế cấp cao về “Sáng kiến thống nhất hành động của Liên Hợp Quốc” (DAO), đã chính thức khai mạc sáng 14-6 tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 260 đại biểu đến từ 45 quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các đại biểu xem xét, nghiên cứu “Đánh giá cấp quốc gia” của các nước thí điểm thực hiện “Sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc”, sau 3 năm triển khai chương trình này.
Các đại biểu tập trung nghe 5 trong số 8 quốc gia tự nguyện thực hiện thí điểm “Sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc” trình bày “Đánh giá cấp quốc gia” sau 3 năm triển khai, từ đó đóng góp các ý kiến nhằm xây dựng hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc Đánh giá độc lập về thống nhất hành động của Liên hợp quốc, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Hội nghị đưa ra những mục tiêu cụ thể trong đó có chia sẻ kết quả và kết luận từ Đánh giá quốc gia, đưa ra chương trình nghị sự cho các hành động tiếp theo để tăng cường và thúc đẩy sâu rộng hơn nữa cách tiếp cận DAO cho các quốc gia tự nguyện triển khai, thông tin rộng rãi về tiến độ và các vấn đề quan trọng của DAO với các bên quan tâm nhằm huy động hỗ trợ của các chương trình, các quốc gia cũng như hệ thống Liên hợp quốc để đẩy mạnh cải cách.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Thế Phương khẳng định: “Sau 3 năm thử nghiệm các cách thức mới nhằm đạt được sự hỗ trợ phù hợp và hiệu quả hơn của hệ thống Liên hợp quốc đối với các ưu tiên phát triển quốc gia, Hội nghị Hà Nội là cơ hội quan trọng và đầu tiên để đánh giá các thành tựu và thách thức liên quan đến cách tiếp cận thống nhất hành động, học hỏi kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị cho hướng đi trong tương lai, dựa trên các kết quả đánh giá cho quốc gia chủ trì. Hội nghị Hà Nội cũng thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc triển khai sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc”.
Sáng kiến DAO gồm 5 trụ cột chính là Kế hoạch chung, ngân sách chung, Bộ quy tắc quản lý chung, lãnh đạo chung và tiếng nói chung. Sáng kiến thống nhất hành động đã được 8 quốc gia tự nguyện thực hiện vào đầu năm 2007 bao gồm An-ba-ni, Cape Verde, Mô-dăm-bích, Pa-ki-xtan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, U-ru-goay và Việt Nam. Kể từ đó đến nay ngày càng có nhiều nước tự nguyện triển khai. Cách tiếp cận mới này cũng đã thu hút được sự quan tâm của các quốc gia tài trợ cũng như các nước tiếp nhận viện trợ, kể cả trong các cuộc tham vấn không chính thức về thống nhất hệ thống Liên hợp quốctại Đại Hội đồng Liên hợp quốc, từ đó xây dựng các cơ quan Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
*** Chiều 14-6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp bà Hê-len Clác (Helen Clack) – Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, nhân chuyến thăm Việt Nam để tham dự Hội nghị Sáng kiến 1 Liên hợp quốc đang diễn ra tại Hà Nội.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chào mừng bà Hê-len Clác sang thăm Việt Nam và cảm ơn Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã dành cho Việt Nam sự hỗ trợ hiệu quả trong giải quyết các vấn đề xã hội thời gian qua.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được ổn định và nâng cao.
Chủ tịch nước nêu rõ, sau 1 thập kỷ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: công tác xóa đói, giảm nghèo được đặc biệt quan tâm, nhất là đời sống người dân ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, Việt Nam luôn tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy vai trò xã hội và thực hiện tốt các quyền trẻ em, tỷ lệ phổ cập giáo dục được nâng cao, công tác chăm sóc y tế cho người dân được đẩy mạnh… Trong đó, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí để phát triển đất nước.
Chủ tịch nước mong muốn, trong thời gian tới, Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao tính bền vững của những thành tựu thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cũng như các mục tiêu còn lại về đảm bảo bền vững về môi trường và kiềm chế sự lây lan của HIV/AIDS.
Về hậu quả của chất độc màu da cam ở Việt Nam, Chủ tịch nước cho rằng, vấn đề này đang được dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị Liên hợp quốc hỗ trợ nhiều hơn cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, bà Hê-len Clác đánh giá, Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, là một trong những nước đi đầu ở khu vực cũng như trên thế giới.
Bà Hê-len cho rằng, việc tổ chức Hội nghị Sáng kiến 1 Liên hợp quốc tại Việt Nam lần này là dịp để Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm trong việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có những nỗ lực vượt bậc để đảm bảo đạt các mục tiêu về kiềm chế lây lan HIV/AIDS và đảm bảo bền vững về môi trường. Đặc biệt, là các giải pháp để đối phó với biến đối khí hậu, vì Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng và nhiệt độ tăng./.
Ðại hội thi đua yêu nước ngành dầu khí lần thứ hai và đón nhận Huân chương Sao Vàng  (14/06/2010)
Xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình: khi “chí đã quyết, lòng đã đồng”  (14/06/2010)
Chủ thuyết cách mạng và phát triển của Việt Nam  (14/06/2010)
Hội nghị cấp cao SCO năm 2010  (14/06/2010)
Hội nghị thường niên OAS lần thứ 40 tại Pê-ru  (14/06/2010)
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên