Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi
Sáng 13-9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018.
Hoan nghênh Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi sang Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị lần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng Myanmar đã tổ chức thành công Hội nghị Hòa bình Liên bang Panglong thế kỷ 21 lần thứ ba (7-2018). Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ tiến trình hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc của Myanmar.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Việt Nam luôn trân trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác chặt chẽ với Myanmar - được Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Aung San và các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dầy công xây dựng và vun đắp.
Hai nước cũng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tôn giáo và truyền thống đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc. Chủ tịch nước khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar về mọi mặt trên cả kênh Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và giao lưu nhân dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (8-2017), chuyến thăm chính thức Việt Nam của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi vào tháng 4 vừa qua.
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Myanmar năm 2017 đạt gần 830 triệu USD, tăng 51% so với năm 2016; Việt Nam trở thành đối tác thương mại thứ 9 và nhà đầu tư nước ngoài thứ 7 của Myanmar.
Nêu các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hai nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao, các cấp và các cơ chế hợp tác; sớm ký Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Myanmar giai đoạn 2018 - 2023; phấn đấu tăng kim ngạch thương mại đạt mốc 1 tỷ USD vào thời gian sớm nhất.
Chủ tịch nước cũng đề nghị hai bên tiếp tục đàm phán, thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, tư pháp, phòng chống tội phạm; sớm thiết lập cơ chế “Đối thoại Chính sách Quốc phòng” cấp Thứ trưởng và Phó Tổng Tham mưu trưởng; tăng cường giao lưu nhân dân, trong đó đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Yangon; tiến tới thiết lập hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Myanmar.
Cùng với quan hệ chính trị tin cậy, hợp tác an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân ngày càng sâu rộng, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước đã trở thành một trụ cột quan trọng và còn rất nhiều tiềm năng trong quan hệ song phương.
Công ty Mytel (liên doanh của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Viettel với đối tác Myanmar) đã chính thức khai trương dịch vụ viễn thông tại Myanmar (từ tháng 6-2018) và bước đầu có những thành công nhất định.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Myanmar, cũng như quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt tại Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết, ASEAN... Chủ tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng, như Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Hành lang kinh tế Đông Tây, ACMECS, GMS... mong muốn Myanmar sớm trở thành thành viên của Ủy hội sông Mê Công (MRC).
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe đến Tổng thống Myanmar U Win Myint.
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đánh giá cao quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Myanmar và Việt Nam; khẳng định sự gắn bó mật thiết giữa hai nước có nhiều nét tương đồng về lịch sử trong ngôi nhà chung ASEAN.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam đối với tiến trình hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc của Myanmar nhằm đem lại sự thịnh vượng cho người dân.
Chính phủ Myanmar nhận thức rất rõ, rằng để đạt được hòa bình cần có sự thịnh vượng, vì vậy Myanmar mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, du lịch, thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu giữa thế hệ trẻ Myanmar và Việt Nam - nền tảng duy trì quan hệ hai nước trong tương lai.
Báo cáo về chuyến tham dự WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi nhấn mạnh, hội nghị lần này là cơ hội rất tốt để kết nối doanh nghiệp hai nước Myanmar và Việt Nam, cũng như với các doanh nghiệp khác trong ASEAN và trên thế giới, gắn kết các chính phủ với giới doanh nghiệp./.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Salvado Valdés Mesa  (13/09/2018)
Việt Nam - Thành công đầu tiên của Nga trong “Tháng hướng Đông”  (13/09/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo The Straits Times  (13/09/2018)
Dùng khéo và dùng đúng cán bộ  (13/09/2018)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay