An ninh ở Đông Nam Á trước những thách thức mới từ chủ nghĩa khủng bố
23:14, ngày 22-08-2018
TCCSĐT - Sau sự kiện 11-09-2001, tình hình chính trị, an ninh toàn cầu đã có sự biến đổi mau chóng. Nước Mỹ nhân sự kiện này đã ngay lập tức phát động cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu, điều này cũng đã giúp Mỹ can dự nhiều hơn vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia, khu vực. Trong chính sách chống khủng bố của mình, Mỹ coi khu vực Đông Nam Á là "mặt trận thứ hai chống khủng bố".
Từ việc ít quan tâm đến việc chống khủng bố cho dù Đông Nam Á đã từng xảy ra không ít những sự việc nghiêm trọng, thì sau sự kiện này, ASEAN và các nước thành viên mới thực sự quan tâm đến vấn đề chống khủng bố, tăng cường hợp tác không chỉ với Mỹ mà nhiều quốc gia trong vấn đề này. Được sự giúp đỡ của Mỹ và các nước trong liên minh chống khủng bố về vật chất, kỹ thuật cũng như hành động đưa quân trực tiếp tham gia huấn luyện và chiến đấu, cuộc chiến chống khủng bố tại Đông Nam Á đã đạt được những kết quả ban đầu, nhiều phần tử khủng bố ở khu vực đã bị tiêu diệt, bắt giữ và đưa ra xét xử. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, gần hai mươi năm qua chủ nghĩa khủng bố không bị loại bỏ mà có dấu hiệu phát triển phức tạp và ngày một lan rộng hơn. Đông Nam Á trong một số diễn biến vài năm trở lại đây cho thấy, đây không chỉ là địa bàn hoạt động mới mà còn là mục tiêu tấn công của chủ nghĩa khủng bố quốc tế với tính chất ngày một phức tạp, nguy hiểm hơn, đe dọa đến tình hình an ninh của khu vực.
Chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á không phải là vấn đề mới
Có thể nói rằng, trước cuộc phát động chống nghĩa khủng bố quốc tế mà nước Mỹ tiến hành, Đông Nam Á đã là địa bàn hoạt động của nhiều tổ chức khủng bố ở khu vực. Đông Nam Á là nơi hoạt động của hàng trăm các nhóm phiến quân, các nhóm này thường xuyên tiến hành các hoạt động bạo lực, khủng bố, trong đó có các tổ chức khủng bố khét tiếng như: Nhóm khủng bố Abu Sayyaf. Đây là một nhóm quân sự ly khai theo chủ nghĩa Hồi giáo đặt căn cứ tại Bangsamoro (Jolo và Basilan) ở miền Nam Philippines. Nhóm Abu Sayyaf được thành lập vào năm 1991 khi tách ra khỏi Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF) và tự gọi mình là "Al - Harakat Al - Islamiyya" hay "Phong trào Hồi giáo". Tư tưởng của nhóm Abu Sayyaf lập ra địa phận Hồi giáo độc lập tại Philippines với một thể chế chính trị thần quyền Hồi giáo theo mô hình ở Iran. Kể từ khi được thành lập, nhóm Abu Sayyaf đã thường xuyên tiến hành các vụ đánh bom, bắt cóc, ám sát và tống tiền. Chính Abu Sayyaf là thủ phạm của vụ đánh bom đẫm máu vào ngày 27-02-2004 ở vịnh Manila, khi cài bom trên phà SuperFerry 14 khiến 116 người thiệt mạng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Abu Sayyaf vào danh sách các nhóm khủng bố và chống lại Abu Sayyaf trở thành một nhiệm vụ trong Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn của Hoa Kỳ và là một phần trong Chiến tranh chống khủng bố của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hai là, nhóm khủng bố Jemaah Islamiah, thường được viết tắt là JI. Jemaah Islamiah có gốc rễ từ Darul Islam (DI, có nghĩa là "Triều đại Hồi giáo"), một phong trào Hồi giáo/chống thực dân cấp tiến tại Indonesia trong thập niên 1940. JI chính thức được các lãnh đạo Abu Bakar Bashir và Abdullah Sungkar thành lập vào ngày 01-01-1993 trong lúc ẩn cư tại Malaysia để trốn tránh sự ngược đãi của chính quyền Suharto. Sau khi chế độ của Suharto sụp đổ vào năm 1998, cả hai cùng trở về Indonesia hoạt động. Mục đích của Jemaah Islamiah là nhằm thành lập một quốc gia Hồi giáo tại Đông Nam Á thông qua việc hợp nhất Indonesia, Malaysia, Singgapore, Brunei và khu vực miền Nam Philippines. Jemaah Islamiah là thủ phạm của nhiều vụ khủng bố đẫm máu tại Indonesia như: vụ đánh bom xe Bali vào ngày 12-10-2002 đã giết chết 202 người; là nghi phạm trong vụ đánh bom khách sạn JW Marriott ở Kuningan, Jakarta năm 2003, đánh bom đại sứ quán Úc tại Jakarta năm 2004, đánh bom khủng bố Bali năm 2005 và đánh bom khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton năm 2009. Cả Liên hợp quốc và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt Jemaah Islamiah vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế nguy hiểm. Ba là, nhóm Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF). MILF là một nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo, được thành lập năm 1984 trên cơ sở tách ra từ Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF) - một tổ chức Hồi giáo được thành lập trong thập niên 1960 với mục đích đòi quyền tự trị cho người Hồi giáo ở khu vực Bangsamoro thuộc miền Nam Philippines. Mục đích của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro là thành lập tiểu quốc Moro. MILF là thủ phạm của nhiều vụ đánh bom, bắt cóc, tống tiền cũng như các vụ xung đột với quân đội chính phủ Philippines trên đảo Mindalao. Nhóm MILF có sự liên kết và trợ giúp lớn của nhóm khủng bố Abu Sayyaf và Jemaah Islamiyah. Chính phủ Philippines và MILF đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán, ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định xong vấn đề hòa bình ở khu vực vẫn hết sức bấp bênh. Tại Đông Nam Á, ngoài những nhóm khủng bố trên còn có các nhóm khác như: Nhóm Quân đội Kum-pu-lan Mu-gia-hi-đin ở Malaysia và nhóm Quân đội nhân dân mới Philippines, Tổ chức giải phóng thống nhất Pattani (PULO), Phong trào du kích Hồi giáo Pattani ở miền nam Thái Lan,…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau về sự hình thành, phát triển chủ nghĩa khủng bố tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa, cơ bản nhất đó là mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm thành viên trong xã hội không được bảo đảm, họ cảm thấy bị thua thiệt, bị phân biệt đối xử bất công từ chính quyền ở các địa phương và Trung ương.
Đông Nam Á - mục tiêu hướng tới của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS
Kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đặc biệt là các hoạt động quân sự nhằm vào Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xựng IS ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi thời gian qua đã khiến các tổ chức khủng bố nói chung và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nói riêng bị tổn thất nghiêm trọng về lực lượng và tổ chức. Điều này buộc các thủ lĩnh của IS phải tìm kiến địa bàn hoạt động mới, và Đông Nam Á là một trong số ít nơi trên thế giới có nhiều nhân tố thuận lợi để IS mở rộng địa bàn hoạt động cũng như quảng bá hình ảnh.
Thứ nhất, Đông Nam Á là khu vực có đông đảo người Hồi giáo sinh sống với gần 300 triệu tín đồ, chiếm 15% người Hồi giáo trên toàn thế giới. Indonesia là một quốc gia Hồi giáo lớn trên thế giới, người Hồi giáo chiếm khoảng 90% dân số Indonesia tương ứng với khoảng trên 180 triệu dân. Tại Malaysia, người theo đạo Hồi chiếm khoảng 61% dân số đất nước, hiến pháp của nước này bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong khi xác định Hồi giáo là quốc giáo. Còn đối với Brunei, đây là nước quân chủ chuyên chế Hồi giáo, đa phần người dân theo đạo Hồi và tư tưởng Hồi giáo ở đây được nhìn nhận là bảo thủ hơn so với Indonesia và Malaysia. Một số nước khác có số lượng người dân theo đạo Hồi như: Philippines (chiếm khoảng 5,5% dân số), Thái Lan (khoảng 5,5%), Singgapore (khoảng 14%), Myanma (khoảng 4,3%). Tại Việt Nam, theo thống kê gần đây, nước ta có khoảng 70 nghìn tín đồ theo đạo Hồi với ba cộng đồng chính là: cộng đồng Hồi giáo người Chăm, cộng đồng Hồi giáo người Malaysia, và cộng đồng Hồi giáo người Ấn Độ.
Về đặc điểm, những người Hồi giáo ở Đông Nam Á có một số nét riêng, đặc biệt với những ưu điểm như là không mang tư tưởng cực đoan, sống hòa đồng, bao dung, mềm dẻo và thích ứng với tín ngưỡng bản địa; Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á bằng con đường hòa bình, thông qua hoạt động giao thương chứ không phải bằng chiến tranh,… Tuy vậy, trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, cùng với những hệ lụy từ chủ nghĩa thực dân để lại là một kẽ hở để cho các phần tử khủng bố quốc tế IS tích cực hướng tới khai thác và lợi dụng.
Thứ hai, tại khu vực Đông Nam Á đang tồn tại nhiều nhóm tổ chức vũ trang , khủng bố có xu hướng đi theo tư tưởng Hồi giáo cực đoan như Jemaah Islamiyah (JI), Abu Sayyaf, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF),… Đáng chú ý, đã có hơn 60 nhóm vũ trang trong khu vực cam kết trung thành với IS, chúng sẵn sàng làm chân rết và gia nhập IS, tạo thuận lợi cho IS dễ dàng đặt chân và tiến hành hoạt động trong khu vực. Mối quan hệ giữa IS và các nhóm khủng bố, vũ trang trong khu vực ngày càng thân thiết thông qua hoạt động gửi lực lượng để IS hỗ trợ đào tạo, huấn luyện,…
Thứ ba, hoạt động của các nhóm vũ trang và các tổ chức khủng bố ở khu vực khó bị phát hiện và tiêu diệt bởi nó thường diễn ra ở trong các cánh rừng rậm nhiệt đới. Nơi mà quân đội chính phủ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động tấn công, truy quét; các nhóm vũ trang của phiến quân thuận lợi trong hoạt động huấn luyện, phòng thủ và lẩn trốn.
Thứ tư, tình trạng nghèo đói, bất ổn về kinh tế, xã hội ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á là cơ sở để IS khai thác, lợi dụng. Các phần tử bất mãn chế độ có thể sẵn sàng gia nhập IS khi được chúng tuyển mộ.
Một số diễn biến gần đây cho thấy, IS tiếp tục đưa ra những lời cảnh báo sẽ tấn công các quốc gia như Indonesia, Philipine, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Brunay - nơi có đông người Hồi giáo sinh sống và có những bất mãn sắc tộc. Điều này cho thấy, chiến lược của IS sẽ nhắm đến việc tạo ra một nhánh của tổ chức này ở Đông Nam Á, có thể bắt đầu từ Indonesia, Malaysia sau đó lan sang các nước như Philippines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Myanma, từ đó hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức này ở khu vực Trung Đông, hiện thực hóa âm mưu thành lập “Vương quốc Hồi giáo” (Caliphate). Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là mối đe dọa to lớn đối với an ninh, ổn định không chỉ của khu vực Đông Nam Á mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
Thách thức an ninh mới đối với khu vực
Ngày 14-01-2016, IS được xem là nghi phạm chính thực hiện 7 vụ đánh bom liên hoàn và xả súng tại trung tâm thương mại Sarinah ở thủ đô Jakarta, làm 8 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương. Ngày 05-8-2016, quốc đảo Singapore dúng động trước âm mưu khủng bố bằng Rocket nhằm vào khu du lịch Marina Bay từ đảo Batam của Indonesia cách Singapore khoảng 20km, rất may các nhà chức trách của Indonesia đã kịp thời phát hiện. Ngày 23-5-2017, Chính phủ Philippines đã tổ chức vây bắt trùm khủng bố khét tiếng là Isnilon Hapilon, một lãnh đạo của nhóm Abu Sayyaf, kẻ phụ trách khu vực Philippines khi hắn xuất hiện ở thành phố Marawi. Một ngày sau đó, thành phố này bị chìm trong bạo lực, nhóm phiến quân Maute có sự tham gia của nhóm Abu Sayyaf đã giành quyền kiểm soát thành phố trong 5 tháng trước khi bị quân đội chính phủ Philippines giải phóng.
Có thể thấy, việc thành phố Marawi bị thất thủ, quân đội chính phủ Philippines phải mất tới 5 tháng mới đẩy lui được các phần tử khủng bố cho tới việc đã có hơn 60 nhóm vũ trang ở khu vực cam kết trung thành với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì những thách thức an ninh ở Đông Nam Á từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế không còn là những lời cảnh tỉnh nữa. Cùng với vấn đề tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ, vấn đề khủng bố đã khiến cho khu vực Đông Nam Á không còn là nơi yên bình. Những thách thức an ninh mới từ chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á biểu hiện trên một số nét cơ bản sau:
Một là, chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á không còn mang tính khu vực nữa mà nó đã được quốc tế hóa dưới sự dẫn dắt của IS. Những thông tin tình báo, các tuyên bố của các nhà lãnh đạo cấp cao trong quân đội các nước ASEAN và Mỹ đưa ra trong thời gian qua tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La),… đều cho thấy Đông Nam Á đang là mục tiêu hướng tới, kêu gọi và lôi kéo của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xựng (IS). Tại Đông Nam Á, có hàng trăm phần tử đã tình nguyện sang tham chiến tại chiến trường Syria và Iraq nay đã trở về nước. Nhiều nhóm vũ trang của khu vực cam kết trung thành với IS, nhận được sự viện trợ, trang bị vũ khí và huấn luyện bởi IS,…
Hai là, các nhóm khủng bố, vũ trang trong khu vực có xu hướng bắt tay nhau chặt chẽ hơn. Các nhóm khủng bố lớn trong khu vực như Abu Sayyaf, Jemaah Islamiah, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF),… đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cuộc chiếm đóng thành phố Marawi trên đảo Mindanao ở Philippines năm 2017, nhóm phiến quân Maute đã nhận được sự hỗ trợ lớn về lực lượng cũng như vũ khí trang bị từ nhóm Abu Sayyaf.
Ba là, các nhóm khủng bố quốc tế và khu vực triệt để lợi dụng các vấn đề mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc làm vỏ bọc để kích động các tư tưởng cực đoan, lôi kéo lực lượng. Tình hình người Hồi giáo ở phía Nam Philippines, miền Nam Thái Lan, Myanma và Malaysia trong thời gian qua cho thấy, lợi dụng tôn giáo là cách thức nhanh nhất để kích động bạo lực.
Bốn là, chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á dưới tác động của IS sẽ tiến hành các hoạt động khủng bố ở quy mô rộng lớn hơn, manh động và tàn bạo hơn. Cuộc chiến ở thành phố Marawi của Philippines năm 2017 kéo dài những 5 tháng và được xem là thách thức lớn nhất trong nhiều năm qua đối với quốc gia này. Chiến sự đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng và khoảng 400.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lãnh nạn.
Năm là, những nhóm nước trong khu vực có nguy cơ bị tác động và bị tổn thương mạnh nhất từ chủ nghĩa khủng bố là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Myanma và Singpore.
Biện pháp đối phó
Trong bối cảnh hoạt động khủng bố vừa mang tính quốc gia và liên quốc gia, thậm chí toàn cầu, hơn lúc nào hết, các nước Đông Nam Á cần tăng cường hợp tác ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới thông qua các biện pháp như:
Một là, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan tình báo của các nước trong và ngoài khu vực để chia sẻ thông tin về hoạt động khủng bố. Đây là biện pháp đầu tiên, quan trọng nhất, bởi nếu thiếu sự chia sẻ thông tin tình báo về khủng bố thì không thể đề ra được biện pháp đối phó thích hợp. Tăng cường vai trò của ASEAN trong hoạt động hợp tác chống khủng bố ở khu vực. Tại Hội nghị chống khủng bố ở Bali năm 2016, các quan chức ASEAN đã xem xét vấn đề chia sẻ dữ liệu chi tiết sinh trắc học của các phiến quân nổi tiếng và những kẻ khủng bố đã bị kết án, nhằm giúp theo dõi những kẻ đang nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan an ninh, trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á chưa có hệ thống này trong xác định đối tượng khủng bố. Cũng tại hội nghị, đại diện phía Malaysia đưa ra sáng kiến thành lập Ban Thư ký chống khủng bố và đã được Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế và Liên hợp quốc thông qua.
Hai là, ngoài kế hoạch và biện pháp chống khủng bố riêng, các nước Đông Nam Á cần có chiến lược chung để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Cơ quan an ninh của những quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Brunei và Singapore cần phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin, theo dõi tình hình và phối hợp trong hành động. ASEAN dẫu đã có Hiệp ước chung về chống khủng bố, nhưng các nước Đông Nam Á vẫn thiếu sự hợp tác chung để ngăn chặn nguy cơ này.
Ba là, tăng cường kiểm soát hoạt động tài chính của các tổ chức khủng bố. Nếu ngăn chặn hiệu quả nguồn tiền tài trợ này, các tổ chức khủng bố ở khu vực sẽ không có nguồn tiền để mua sắm vũ khí và chiêu mộ lực lượng. Theo số liệu thống kê, chỉ trong vòng 2 năm (2014 và 2015) đã có khoảng 1 triệu USD từ các ngân hàng nước ngoài rót vào Đông Nam Á để tài trợ cho khủng bố khu vực.
Bốn là, các nước cần hoàn chỉnh hệ thống luật pháp hợp lý, bảo vệ nguyên tắc "không ai đứng trên luật" và ứng phó hiệu quả với tình trạng bạo lực, giảm thiểu thương vong đối với người dân. Trong tiến trình xây dựng luật chống khủng bố phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, phải bảo đảm "quyền được bảo vệ" của mọi người dân, thực hiện các chương trình của Liên hợp quốc, như: xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em, ngăn chặn dịch bệnh, theo các Mục tiêu Thiên niên kỷ đã đề ra. Đặc biệt phải thực thi chính sách dân tộc, tôn giáo một cách dân chủ, công bằng và khách quan, không để xảy ra tình trạng bất công bằng, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo kéo dài.
Tóm lại, bóng ma của chủ nghĩa khủng bố đã và đang đe dọa đến nền hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển của khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á cần phải đề cao cảnh giác, tăng cường hợp tác không chỉ giữa các nước trong khu vực mà với cả các nước bên ngoài trong cuộc chiến trống khủng bố của mình. Ở góc độ khu vực, ASEAN cần tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động chống khủng bố, phát huy vai trò tổ chức dẫn dắt an ninh của khu vực tránh để chủ nghĩa khủng bố quốc tế biến Đông Nam Á thành một Trung Đông, Bắc Phi thứ hai trên thế giới./.
-------------------------------------
1. Trần Khánh (chủ biên): Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam A, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2014
2. Trình Mưu, Nguyễn Kim Minh: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm chủ yếu của các phong trào ly khai dân tộc ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, năm 2006
Chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á không phải là vấn đề mới
Có thể nói rằng, trước cuộc phát động chống nghĩa khủng bố quốc tế mà nước Mỹ tiến hành, Đông Nam Á đã là địa bàn hoạt động của nhiều tổ chức khủng bố ở khu vực. Đông Nam Á là nơi hoạt động của hàng trăm các nhóm phiến quân, các nhóm này thường xuyên tiến hành các hoạt động bạo lực, khủng bố, trong đó có các tổ chức khủng bố khét tiếng như: Nhóm khủng bố Abu Sayyaf. Đây là một nhóm quân sự ly khai theo chủ nghĩa Hồi giáo đặt căn cứ tại Bangsamoro (Jolo và Basilan) ở miền Nam Philippines. Nhóm Abu Sayyaf được thành lập vào năm 1991 khi tách ra khỏi Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF) và tự gọi mình là "Al - Harakat Al - Islamiyya" hay "Phong trào Hồi giáo". Tư tưởng của nhóm Abu Sayyaf lập ra địa phận Hồi giáo độc lập tại Philippines với một thể chế chính trị thần quyền Hồi giáo theo mô hình ở Iran. Kể từ khi được thành lập, nhóm Abu Sayyaf đã thường xuyên tiến hành các vụ đánh bom, bắt cóc, ám sát và tống tiền. Chính Abu Sayyaf là thủ phạm của vụ đánh bom đẫm máu vào ngày 27-02-2004 ở vịnh Manila, khi cài bom trên phà SuperFerry 14 khiến 116 người thiệt mạng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Abu Sayyaf vào danh sách các nhóm khủng bố và chống lại Abu Sayyaf trở thành một nhiệm vụ trong Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn của Hoa Kỳ và là một phần trong Chiến tranh chống khủng bố của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hai là, nhóm khủng bố Jemaah Islamiah, thường được viết tắt là JI. Jemaah Islamiah có gốc rễ từ Darul Islam (DI, có nghĩa là "Triều đại Hồi giáo"), một phong trào Hồi giáo/chống thực dân cấp tiến tại Indonesia trong thập niên 1940. JI chính thức được các lãnh đạo Abu Bakar Bashir và Abdullah Sungkar thành lập vào ngày 01-01-1993 trong lúc ẩn cư tại Malaysia để trốn tránh sự ngược đãi của chính quyền Suharto. Sau khi chế độ của Suharto sụp đổ vào năm 1998, cả hai cùng trở về Indonesia hoạt động. Mục đích của Jemaah Islamiah là nhằm thành lập một quốc gia Hồi giáo tại Đông Nam Á thông qua việc hợp nhất Indonesia, Malaysia, Singgapore, Brunei và khu vực miền Nam Philippines. Jemaah Islamiah là thủ phạm của nhiều vụ khủng bố đẫm máu tại Indonesia như: vụ đánh bom xe Bali vào ngày 12-10-2002 đã giết chết 202 người; là nghi phạm trong vụ đánh bom khách sạn JW Marriott ở Kuningan, Jakarta năm 2003, đánh bom đại sứ quán Úc tại Jakarta năm 2004, đánh bom khủng bố Bali năm 2005 và đánh bom khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton năm 2009. Cả Liên hợp quốc và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt Jemaah Islamiah vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế nguy hiểm. Ba là, nhóm Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF). MILF là một nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo, được thành lập năm 1984 trên cơ sở tách ra từ Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF) - một tổ chức Hồi giáo được thành lập trong thập niên 1960 với mục đích đòi quyền tự trị cho người Hồi giáo ở khu vực Bangsamoro thuộc miền Nam Philippines. Mục đích của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro là thành lập tiểu quốc Moro. MILF là thủ phạm của nhiều vụ đánh bom, bắt cóc, tống tiền cũng như các vụ xung đột với quân đội chính phủ Philippines trên đảo Mindalao. Nhóm MILF có sự liên kết và trợ giúp lớn của nhóm khủng bố Abu Sayyaf và Jemaah Islamiyah. Chính phủ Philippines và MILF đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán, ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định xong vấn đề hòa bình ở khu vực vẫn hết sức bấp bênh. Tại Đông Nam Á, ngoài những nhóm khủng bố trên còn có các nhóm khác như: Nhóm Quân đội Kum-pu-lan Mu-gia-hi-đin ở Malaysia và nhóm Quân đội nhân dân mới Philippines, Tổ chức giải phóng thống nhất Pattani (PULO), Phong trào du kích Hồi giáo Pattani ở miền nam Thái Lan,…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau về sự hình thành, phát triển chủ nghĩa khủng bố tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa, cơ bản nhất đó là mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm thành viên trong xã hội không được bảo đảm, họ cảm thấy bị thua thiệt, bị phân biệt đối xử bất công từ chính quyền ở các địa phương và Trung ương.
Đông Nam Á - mục tiêu hướng tới của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS
Kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đặc biệt là các hoạt động quân sự nhằm vào Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xựng IS ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi thời gian qua đã khiến các tổ chức khủng bố nói chung và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nói riêng bị tổn thất nghiêm trọng về lực lượng và tổ chức. Điều này buộc các thủ lĩnh của IS phải tìm kiến địa bàn hoạt động mới, và Đông Nam Á là một trong số ít nơi trên thế giới có nhiều nhân tố thuận lợi để IS mở rộng địa bàn hoạt động cũng như quảng bá hình ảnh.
Thứ nhất, Đông Nam Á là khu vực có đông đảo người Hồi giáo sinh sống với gần 300 triệu tín đồ, chiếm 15% người Hồi giáo trên toàn thế giới. Indonesia là một quốc gia Hồi giáo lớn trên thế giới, người Hồi giáo chiếm khoảng 90% dân số Indonesia tương ứng với khoảng trên 180 triệu dân. Tại Malaysia, người theo đạo Hồi chiếm khoảng 61% dân số đất nước, hiến pháp của nước này bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong khi xác định Hồi giáo là quốc giáo. Còn đối với Brunei, đây là nước quân chủ chuyên chế Hồi giáo, đa phần người dân theo đạo Hồi và tư tưởng Hồi giáo ở đây được nhìn nhận là bảo thủ hơn so với Indonesia và Malaysia. Một số nước khác có số lượng người dân theo đạo Hồi như: Philippines (chiếm khoảng 5,5% dân số), Thái Lan (khoảng 5,5%), Singgapore (khoảng 14%), Myanma (khoảng 4,3%). Tại Việt Nam, theo thống kê gần đây, nước ta có khoảng 70 nghìn tín đồ theo đạo Hồi với ba cộng đồng chính là: cộng đồng Hồi giáo người Chăm, cộng đồng Hồi giáo người Malaysia, và cộng đồng Hồi giáo người Ấn Độ.
Về đặc điểm, những người Hồi giáo ở Đông Nam Á có một số nét riêng, đặc biệt với những ưu điểm như là không mang tư tưởng cực đoan, sống hòa đồng, bao dung, mềm dẻo và thích ứng với tín ngưỡng bản địa; Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á bằng con đường hòa bình, thông qua hoạt động giao thương chứ không phải bằng chiến tranh,… Tuy vậy, trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, cùng với những hệ lụy từ chủ nghĩa thực dân để lại là một kẽ hở để cho các phần tử khủng bố quốc tế IS tích cực hướng tới khai thác và lợi dụng.
Thứ hai, tại khu vực Đông Nam Á đang tồn tại nhiều nhóm tổ chức vũ trang , khủng bố có xu hướng đi theo tư tưởng Hồi giáo cực đoan như Jemaah Islamiyah (JI), Abu Sayyaf, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF),… Đáng chú ý, đã có hơn 60 nhóm vũ trang trong khu vực cam kết trung thành với IS, chúng sẵn sàng làm chân rết và gia nhập IS, tạo thuận lợi cho IS dễ dàng đặt chân và tiến hành hoạt động trong khu vực. Mối quan hệ giữa IS và các nhóm khủng bố, vũ trang trong khu vực ngày càng thân thiết thông qua hoạt động gửi lực lượng để IS hỗ trợ đào tạo, huấn luyện,…
Thứ ba, hoạt động của các nhóm vũ trang và các tổ chức khủng bố ở khu vực khó bị phát hiện và tiêu diệt bởi nó thường diễn ra ở trong các cánh rừng rậm nhiệt đới. Nơi mà quân đội chính phủ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động tấn công, truy quét; các nhóm vũ trang của phiến quân thuận lợi trong hoạt động huấn luyện, phòng thủ và lẩn trốn.
Thứ tư, tình trạng nghèo đói, bất ổn về kinh tế, xã hội ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á là cơ sở để IS khai thác, lợi dụng. Các phần tử bất mãn chế độ có thể sẵn sàng gia nhập IS khi được chúng tuyển mộ.
Một số diễn biến gần đây cho thấy, IS tiếp tục đưa ra những lời cảnh báo sẽ tấn công các quốc gia như Indonesia, Philipine, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Brunay - nơi có đông người Hồi giáo sinh sống và có những bất mãn sắc tộc. Điều này cho thấy, chiến lược của IS sẽ nhắm đến việc tạo ra một nhánh của tổ chức này ở Đông Nam Á, có thể bắt đầu từ Indonesia, Malaysia sau đó lan sang các nước như Philippines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Myanma, từ đó hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức này ở khu vực Trung Đông, hiện thực hóa âm mưu thành lập “Vương quốc Hồi giáo” (Caliphate). Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là mối đe dọa to lớn đối với an ninh, ổn định không chỉ của khu vực Đông Nam Á mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
Thách thức an ninh mới đối với khu vực
Ngày 14-01-2016, IS được xem là nghi phạm chính thực hiện 7 vụ đánh bom liên hoàn và xả súng tại trung tâm thương mại Sarinah ở thủ đô Jakarta, làm 8 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương. Ngày 05-8-2016, quốc đảo Singapore dúng động trước âm mưu khủng bố bằng Rocket nhằm vào khu du lịch Marina Bay từ đảo Batam của Indonesia cách Singapore khoảng 20km, rất may các nhà chức trách của Indonesia đã kịp thời phát hiện. Ngày 23-5-2017, Chính phủ Philippines đã tổ chức vây bắt trùm khủng bố khét tiếng là Isnilon Hapilon, một lãnh đạo của nhóm Abu Sayyaf, kẻ phụ trách khu vực Philippines khi hắn xuất hiện ở thành phố Marawi. Một ngày sau đó, thành phố này bị chìm trong bạo lực, nhóm phiến quân Maute có sự tham gia của nhóm Abu Sayyaf đã giành quyền kiểm soát thành phố trong 5 tháng trước khi bị quân đội chính phủ Philippines giải phóng.
Có thể thấy, việc thành phố Marawi bị thất thủ, quân đội chính phủ Philippines phải mất tới 5 tháng mới đẩy lui được các phần tử khủng bố cho tới việc đã có hơn 60 nhóm vũ trang ở khu vực cam kết trung thành với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì những thách thức an ninh ở Đông Nam Á từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế không còn là những lời cảnh tỉnh nữa. Cùng với vấn đề tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ, vấn đề khủng bố đã khiến cho khu vực Đông Nam Á không còn là nơi yên bình. Những thách thức an ninh mới từ chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á biểu hiện trên một số nét cơ bản sau:
Một là, chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á không còn mang tính khu vực nữa mà nó đã được quốc tế hóa dưới sự dẫn dắt của IS. Những thông tin tình báo, các tuyên bố của các nhà lãnh đạo cấp cao trong quân đội các nước ASEAN và Mỹ đưa ra trong thời gian qua tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La),… đều cho thấy Đông Nam Á đang là mục tiêu hướng tới, kêu gọi và lôi kéo của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xựng (IS). Tại Đông Nam Á, có hàng trăm phần tử đã tình nguyện sang tham chiến tại chiến trường Syria và Iraq nay đã trở về nước. Nhiều nhóm vũ trang của khu vực cam kết trung thành với IS, nhận được sự viện trợ, trang bị vũ khí và huấn luyện bởi IS,…
Hai là, các nhóm khủng bố, vũ trang trong khu vực có xu hướng bắt tay nhau chặt chẽ hơn. Các nhóm khủng bố lớn trong khu vực như Abu Sayyaf, Jemaah Islamiah, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF),… đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cuộc chiếm đóng thành phố Marawi trên đảo Mindanao ở Philippines năm 2017, nhóm phiến quân Maute đã nhận được sự hỗ trợ lớn về lực lượng cũng như vũ khí trang bị từ nhóm Abu Sayyaf.
Ba là, các nhóm khủng bố quốc tế và khu vực triệt để lợi dụng các vấn đề mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc làm vỏ bọc để kích động các tư tưởng cực đoan, lôi kéo lực lượng. Tình hình người Hồi giáo ở phía Nam Philippines, miền Nam Thái Lan, Myanma và Malaysia trong thời gian qua cho thấy, lợi dụng tôn giáo là cách thức nhanh nhất để kích động bạo lực.
Bốn là, chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á dưới tác động của IS sẽ tiến hành các hoạt động khủng bố ở quy mô rộng lớn hơn, manh động và tàn bạo hơn. Cuộc chiến ở thành phố Marawi của Philippines năm 2017 kéo dài những 5 tháng và được xem là thách thức lớn nhất trong nhiều năm qua đối với quốc gia này. Chiến sự đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng và khoảng 400.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lãnh nạn.
Năm là, những nhóm nước trong khu vực có nguy cơ bị tác động và bị tổn thương mạnh nhất từ chủ nghĩa khủng bố là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Myanma và Singpore.
Biện pháp đối phó
Trong bối cảnh hoạt động khủng bố vừa mang tính quốc gia và liên quốc gia, thậm chí toàn cầu, hơn lúc nào hết, các nước Đông Nam Á cần tăng cường hợp tác ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới thông qua các biện pháp như:
Một là, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan tình báo của các nước trong và ngoài khu vực để chia sẻ thông tin về hoạt động khủng bố. Đây là biện pháp đầu tiên, quan trọng nhất, bởi nếu thiếu sự chia sẻ thông tin tình báo về khủng bố thì không thể đề ra được biện pháp đối phó thích hợp. Tăng cường vai trò của ASEAN trong hoạt động hợp tác chống khủng bố ở khu vực. Tại Hội nghị chống khủng bố ở Bali năm 2016, các quan chức ASEAN đã xem xét vấn đề chia sẻ dữ liệu chi tiết sinh trắc học của các phiến quân nổi tiếng và những kẻ khủng bố đã bị kết án, nhằm giúp theo dõi những kẻ đang nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan an ninh, trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á chưa có hệ thống này trong xác định đối tượng khủng bố. Cũng tại hội nghị, đại diện phía Malaysia đưa ra sáng kiến thành lập Ban Thư ký chống khủng bố và đã được Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế và Liên hợp quốc thông qua.
Hai là, ngoài kế hoạch và biện pháp chống khủng bố riêng, các nước Đông Nam Á cần có chiến lược chung để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Cơ quan an ninh của những quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Brunei và Singapore cần phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin, theo dõi tình hình và phối hợp trong hành động. ASEAN dẫu đã có Hiệp ước chung về chống khủng bố, nhưng các nước Đông Nam Á vẫn thiếu sự hợp tác chung để ngăn chặn nguy cơ này.
Ba là, tăng cường kiểm soát hoạt động tài chính của các tổ chức khủng bố. Nếu ngăn chặn hiệu quả nguồn tiền tài trợ này, các tổ chức khủng bố ở khu vực sẽ không có nguồn tiền để mua sắm vũ khí và chiêu mộ lực lượng. Theo số liệu thống kê, chỉ trong vòng 2 năm (2014 và 2015) đã có khoảng 1 triệu USD từ các ngân hàng nước ngoài rót vào Đông Nam Á để tài trợ cho khủng bố khu vực.
Bốn là, các nước cần hoàn chỉnh hệ thống luật pháp hợp lý, bảo vệ nguyên tắc "không ai đứng trên luật" và ứng phó hiệu quả với tình trạng bạo lực, giảm thiểu thương vong đối với người dân. Trong tiến trình xây dựng luật chống khủng bố phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, phải bảo đảm "quyền được bảo vệ" của mọi người dân, thực hiện các chương trình của Liên hợp quốc, như: xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em, ngăn chặn dịch bệnh, theo các Mục tiêu Thiên niên kỷ đã đề ra. Đặc biệt phải thực thi chính sách dân tộc, tôn giáo một cách dân chủ, công bằng và khách quan, không để xảy ra tình trạng bất công bằng, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo kéo dài.
Tóm lại, bóng ma của chủ nghĩa khủng bố đã và đang đe dọa đến nền hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển của khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á cần phải đề cao cảnh giác, tăng cường hợp tác không chỉ giữa các nước trong khu vực mà với cả các nước bên ngoài trong cuộc chiến trống khủng bố của mình. Ở góc độ khu vực, ASEAN cần tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động chống khủng bố, phát huy vai trò tổ chức dẫn dắt an ninh của khu vực tránh để chủ nghĩa khủng bố quốc tế biến Đông Nam Á thành một Trung Đông, Bắc Phi thứ hai trên thế giới./.
-------------------------------------
1. Trần Khánh (chủ biên): Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam A, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2014
2. Trình Mưu, Nguyễn Kim Minh: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm chủ yếu của các phong trào ly khai dân tộc ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, năm 2006
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 13 đến ngày 19-8-2018)  (22/08/2018)
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm việc tại Kiên Giang  (21/08/2018)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cần khắc phục tình trạng vốn “mỏng”  (21/08/2018)
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt đẹp  (21/08/2018)
Khẩn trương hoàn tất công tác tổ chức Hội nghị WEF ASEAN  (21/08/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên