Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 13 đến ngày 19-8-2018)
23:13, ngày 22-08-2018
TCCSĐT - Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” đã kết thúc tốt đẹp. Hội nghị là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Ngoại giao, đồng thời cũng là dịp kiểm điểm giữa kỳ việc triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, hướng tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30
Từ ngày 13 đến ngày 17-8-2018, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 với chủ đề "Ngoại giao Việt Nam: chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII" với sự tham gia của trên 700 đại biểu, đặc biệt là của tất cả các Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cán bộ nhân viên ngoại giao. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới dự.
Hội nghị đã được tổ chức thành nhiều phiên làm việc khác nhau để tăng cường sự phối hợp, cộng tác rất chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan tham gia công tác đối ngoại phục vụ phát triển. Bên cạnh đó, các phiên họp đan xen khác nhau cũng được tổ chức để lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương tham gia vào công tác hội nhập quốc tế. Hội nghị đã phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tranh thủ được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ của đông đảo đại biểu trong và ngoài ngành về các nội dung quan trọng của công tác đối ngoại, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Hội nghị đã đánh giá về kết quả triển khai công tác đối ngoại thời gian qua cũng như những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực, phân tích rõ các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp ứng phó trong tình hình mới.
Hội nghị lần này đã bàn bạc rất kỹ về tình hình quốc tế và khu vực, từ đó đặt ra một số trọng tâm công tác ngoại giao trong thời gian tới. Thứ nhất trong bối cảnh tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp hiện nay, ngoại giao Việt Nam phải đi đầu, đóng góp tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đất nước, phát huy được nội lực, tranh thủ được nguồn lực ở bên ngoài để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển đất nước. Thứ hai, công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo đóng góp cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng; phải có những ý kiến đóng góp xác đáng, khả thi nhất cho việc hoạch định chính sách và triển khai hoạt động đối ngoại trong thời gian tới. Thứ ba, xác định triển khai mạnh mẽ nhất là ngoại giao kinh tế để phục vụ cho phát triển đất nước.
Ý nghĩa quan trọng của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 được tổ chức đúng vào dịp giữa nhiệm kỳ của Đại hội lần thứ XII của Đảng. Với thời điểm và mốc lịch sử đó, Hội nghị đặt ra mục tiêu là xem xét, đánh giá lại diễn biến tình hình thế giới, khu vực và trong nước trong hơn hai năm qua, kể từ khi thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII. Những biến đổi rất nhanh của tình hình thế giới và khu vực hiện nay tác động đến việc triển khai đường lối của đối ngoại; việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển, nâng cao vị thế đất nước trong thời gian qua...
Từ ngày 13 đến ngày 17-8-2018, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 với chủ đề "Ngoại giao Việt Nam: chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII" với sự tham gia của trên 700 đại biểu, đặc biệt là của tất cả các Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cán bộ nhân viên ngoại giao. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới dự.
Hội nghị đã được tổ chức thành nhiều phiên làm việc khác nhau để tăng cường sự phối hợp, cộng tác rất chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan tham gia công tác đối ngoại phục vụ phát triển. Bên cạnh đó, các phiên họp đan xen khác nhau cũng được tổ chức để lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương tham gia vào công tác hội nhập quốc tế. Hội nghị đã phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tranh thủ được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ của đông đảo đại biểu trong và ngoài ngành về các nội dung quan trọng của công tác đối ngoại, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Hội nghị đã đánh giá về kết quả triển khai công tác đối ngoại thời gian qua cũng như những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực, phân tích rõ các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp ứng phó trong tình hình mới.
Hội nghị lần này đã bàn bạc rất kỹ về tình hình quốc tế và khu vực, từ đó đặt ra một số trọng tâm công tác ngoại giao trong thời gian tới. Thứ nhất trong bối cảnh tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp hiện nay, ngoại giao Việt Nam phải đi đầu, đóng góp tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đất nước, phát huy được nội lực, tranh thủ được nguồn lực ở bên ngoài để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển đất nước. Thứ hai, công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo đóng góp cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng; phải có những ý kiến đóng góp xác đáng, khả thi nhất cho việc hoạch định chính sách và triển khai hoạt động đối ngoại trong thời gian tới. Thứ ba, xác định triển khai mạnh mẽ nhất là ngoại giao kinh tế để phục vụ cho phát triển đất nước.
Ý nghĩa quan trọng của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 được tổ chức đúng vào dịp giữa nhiệm kỳ của Đại hội lần thứ XII của Đảng. Với thời điểm và mốc lịch sử đó, Hội nghị đặt ra mục tiêu là xem xét, đánh giá lại diễn biến tình hình thế giới, khu vực và trong nước trong hơn hai năm qua, kể từ khi thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII. Những biến đổi rất nhanh của tình hình thế giới và khu vực hiện nay tác động đến việc triển khai đường lối của đối ngoại; việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển, nâng cao vị thế đất nước trong thời gian qua...
Trong bối cảnh đó, mục tiêu của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 là phải tìm ra được những biện pháp, chính sách để hoàn thành thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra cũng như những nhiệm vụ đặt ra cho ngành Ngoại giao từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII và sau Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào năm 2016. Những kết quả đạt được của ngành ngoại giao trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao, coi những thành tựu này là một điểm sáng, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại nói riêng và thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nói chung.
Hội nghị liên quan
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Phiên họp toàn thể do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chủ trì có chủ đề “Đẩy mạnh ngoại giao phục vụ phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng”. Tại Phiên họp này, Thủ tướng đã chỉ đạo rất cụ thể về ngoại giao kinh tế và ngoại giao phục vụ phát triển; trong đó nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất ngoại giao chuyển sang hướng lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, làm đối tượng phục vụ trong quá trình phát triển của đất nước. Thứ hai phải kết hợp được tất cả các kênh đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, ngoại giao Nhà nước với quốc phòng, an ninh, các lực lượng trong đối ngoại phải tạo ra được sức mạnh tổng hợp nhất để giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Theo đó, công tác ngoại giao trong thời gian tới sẽ tập trung vào 3 việc nhằm phục vụ phát triển, đóng góp thêm vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một là công tác nghiên cứu, tham mưu và thông tin cập nhật đến với cộng đồng doanh nghiệp về tình hình thị trường của các nước trên thế giới. Hai là, Bộ Ngoại giao đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân để đột phá vào những thị trường mà các doanh nghiệp còn khó khăn. Ba là, Bộ Ngoại giao sẽ đưa ra những công trình nghiên cứu, khảo sát thông tin, bảng đánh giá về từng thị trường nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Singapore phát triển
Ngày 13-8-2018, Đoàn đại biểu Hiệp hội Nhân dân Singpore do Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhân dân Singapore Desmond Tann đã có chuyến thăm và làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Desmond Tann đã hội kiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội đàm với Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh. Đây là chuyến thăm có nhiều ý nghĩa đúng dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2018) và 5 năm thiết lập đối tác chiến lược (2013-2018).
Hai bên đã ký bản ghi nhớ Chương trình hợp tác giai đoạn 2018-2020 với mong muốn tiếp tục củng cố, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa hai tổ chức, đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia thông qua các chương trình vì lợi ích chung của hai bên. Theo đó, hai bên thống nhất trao đổi kinh nghiệm về kết nối và xây dựng cộng đồng, thực hiện tự quản, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, vận động nhân dân tham gia quản lý xã hội; phương thức tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử; thực hiện vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Chính phủ. Trong giai đoạn 2018-2020, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hiệp hội Nhân dân Singapore cũng hợp tác hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kết nối, xây dựng cộng đồng cho đội ngũ nhân viên; Tìm hiểu về văn hóa, hình ảnh đất nước và con người của mỗi nước thông qua các lễ hội, ngày hội... nhằm quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của Việt Nam - Singapore tới nhân dân hai đất nước..
*** Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến đã tiếp Chủ tịch Cục Phát triển Doanh nghiệp Singapore, Cố vấn Kinh tế cấp cao của Bộ Công Thương Singapore ông Peter Ong đang thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại buổi tiếp, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn được tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh của Singapore và mở rộng hợp tác với Singapore trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển giao thông thủy, Logistics, chống ngập… Trong khi phía các công ty Singapore mong muốn đầu tư, hợp tác lâu dài, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp Singapore sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tham gia thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể và xây dựng trung tâm đô thị sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam
Ngày 15-8-2018, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam; ông Youssouf Adbel-Jelil, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Phiên họp toàn thể do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chủ trì có chủ đề “Đẩy mạnh ngoại giao phục vụ phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng”. Tại Phiên họp này, Thủ tướng đã chỉ đạo rất cụ thể về ngoại giao kinh tế và ngoại giao phục vụ phát triển; trong đó nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất ngoại giao chuyển sang hướng lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, làm đối tượng phục vụ trong quá trình phát triển của đất nước. Thứ hai phải kết hợp được tất cả các kênh đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, ngoại giao Nhà nước với quốc phòng, an ninh, các lực lượng trong đối ngoại phải tạo ra được sức mạnh tổng hợp nhất để giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Theo đó, công tác ngoại giao trong thời gian tới sẽ tập trung vào 3 việc nhằm phục vụ phát triển, đóng góp thêm vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một là công tác nghiên cứu, tham mưu và thông tin cập nhật đến với cộng đồng doanh nghiệp về tình hình thị trường của các nước trên thế giới. Hai là, Bộ Ngoại giao đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân để đột phá vào những thị trường mà các doanh nghiệp còn khó khăn. Ba là, Bộ Ngoại giao sẽ đưa ra những công trình nghiên cứu, khảo sát thông tin, bảng đánh giá về từng thị trường nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Singapore phát triển
Ngày 13-8-2018, Đoàn đại biểu Hiệp hội Nhân dân Singpore do Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhân dân Singapore Desmond Tann đã có chuyến thăm và làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Desmond Tann đã hội kiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội đàm với Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh. Đây là chuyến thăm có nhiều ý nghĩa đúng dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2018) và 5 năm thiết lập đối tác chiến lược (2013-2018).
Hai bên đã ký bản ghi nhớ Chương trình hợp tác giai đoạn 2018-2020 với mong muốn tiếp tục củng cố, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa hai tổ chức, đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia thông qua các chương trình vì lợi ích chung của hai bên. Theo đó, hai bên thống nhất trao đổi kinh nghiệm về kết nối và xây dựng cộng đồng, thực hiện tự quản, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, vận động nhân dân tham gia quản lý xã hội; phương thức tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử; thực hiện vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Chính phủ. Trong giai đoạn 2018-2020, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hiệp hội Nhân dân Singapore cũng hợp tác hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kết nối, xây dựng cộng đồng cho đội ngũ nhân viên; Tìm hiểu về văn hóa, hình ảnh đất nước và con người của mỗi nước thông qua các lễ hội, ngày hội... nhằm quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của Việt Nam - Singapore tới nhân dân hai đất nước..
*** Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến đã tiếp Chủ tịch Cục Phát triển Doanh nghiệp Singapore, Cố vấn Kinh tế cấp cao của Bộ Công Thương Singapore ông Peter Ong đang thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại buổi tiếp, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn được tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh của Singapore và mở rộng hợp tác với Singapore trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển giao thông thủy, Logistics, chống ngập… Trong khi phía các công ty Singapore mong muốn đầu tư, hợp tác lâu dài, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp Singapore sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tham gia thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể và xây dựng trung tâm đô thị sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam
Ngày 15-8-2018, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam; ông Youssouf Adbel-Jelil, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam.
Đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, Chương trình phát triển Liên hợp quốc đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như vai trò và sự đóng góp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc vì mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi của trẻ em tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự cảm ơn và chia sẻ với ý kiến của ông Kamal Malhotra trong việc đưa ra khuyến nghị nhằm bảo vệ tốt hơn quyền trẻ em. Nhấn mạnh Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và không bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, để thực hiện Công ước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện đảm bảo quyền trẻ em bằng những việc làm cụ thể, từ xây dựng pháp luật đến việc Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em...
Ông Kamal Malhotra và ông Youssouf Adbel-Jelil cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp. Liên quan đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông Kamal Malhotra chúc mừng Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (từ năm 1990). Từ khi phê chuẩn đến nay, Quốc hội Việt Nam và những cơ quan chức năng đã có những nỗ lực trong bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ông Kamal Malhotra mong muốn Việt Nam có thêm những nỗ lực hơn nữa trong quy định độ tuổi trẻ em phù hợp với định nghĩa trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn”. Còn ông Youssouf Adbel-Jelil bày tỏ sự đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa UNICEF với Quốc hội Việt Nam; đồng thời khẳng định cam kết sẽ tiếp nối sự hợp tác mà hai bên đã tiến hành, cũng như sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho quá trình này. UNICEF coi đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2019.
Tăng cường giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và các nước Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi
Nhân kỷ niệm 38 năm Ngày thành lập Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), ngày 17-8-2018, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - châu Phi (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) phối hợp Đại sứ quán một số nước châu Phi tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ”. Hội thảo có chủ đề: Xây dựng năng lực nhằm tăng cường giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và các nước Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi. Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe thông tin về chính sách, thực tiễn phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam từ đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tìm hiểu các chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho khối doanh nghiêp này, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học trên con đường phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đối với quốc gia của mình.
Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi được thành lập năm 1992. Từ 9 nước ban đầu, hiện SADC đã có 15 quốc gia tham gia với dân số ước tính gần 300 triệu người. Trong vòng 10 năm qua, với làn sóng đầu tư mạnh vào châu Phi, tổng vốn đầu tư vào khu vực này đạt 500 tỷ USD. Tuy nhiên, Đại sứ Nam Phi cho rằng, tiềm năng của khu vực miền Nam châu Phi rất lớn, chưa được khai thác hết, đặc biệt với khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam, ông Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cho biết, thông qua Hội thảo, các Đại sứ quán châu Phi tại Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, kết nối, tìm hiểu những cơ hội hợp tác trong tương lai. Thay mặt các Đại sứ quán châu Phi tại Việt Nam, Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam liên lạc với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam nhằm kết nối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của hai bên, thực hiện các dự án khác nhau giữa các quốc gia châu Phi với Việt Nam.
Tăng cường giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và các nước Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi
Nhân kỷ niệm 38 năm Ngày thành lập Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), ngày 17-8-2018, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - châu Phi (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) phối hợp Đại sứ quán một số nước châu Phi tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ”. Hội thảo có chủ đề: Xây dựng năng lực nhằm tăng cường giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và các nước Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi. Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe thông tin về chính sách, thực tiễn phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam từ đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tìm hiểu các chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho khối doanh nghiêp này, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học trên con đường phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đối với quốc gia của mình.
Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi được thành lập năm 1992. Từ 9 nước ban đầu, hiện SADC đã có 15 quốc gia tham gia với dân số ước tính gần 300 triệu người. Trong vòng 10 năm qua, với làn sóng đầu tư mạnh vào châu Phi, tổng vốn đầu tư vào khu vực này đạt 500 tỷ USD. Tuy nhiên, Đại sứ Nam Phi cho rằng, tiềm năng của khu vực miền Nam châu Phi rất lớn, chưa được khai thác hết, đặc biệt với khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam, ông Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cho biết, thông qua Hội thảo, các Đại sứ quán châu Phi tại Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, kết nối, tìm hiểu những cơ hội hợp tác trong tương lai. Thay mặt các Đại sứ quán châu Phi tại Việt Nam, Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam liên lạc với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam nhằm kết nối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của hai bên, thực hiện các dự án khác nhau giữa các quốc gia châu Phi với Việt Nam.
Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 18
Thực hiện chủ trương chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường giao lưu nhân dân, thanh niên hai nước Việt Nam - Trung Quốc; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc tổ chức Gặp gỡ hữu nghị Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 18 tại Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 19-8-2018, tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động được luân phiên tổ chức tại mỗi nước từ năm 2000, với quy mô mỗi nước đón khoảng 100 thanh niên trong một kỳ Gặp gỡ, đồng thời cũng là dịp để tổ chức Đoàn và thanh niên hai nước trao đổi, thông tin về tình hình thanh niên, chia sẻ về kinh nghiệm công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi của mỗi nước; tăng cường hợp tác trong thời gian tới.
*** Trong thời gian diễn ra sự kiện, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Phó Chấn Bang, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu tham dự hoạt động “Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 18”.
Tại buổi tiếp, đồng chí Hoàng Bình Quân chúc mừng Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18; đánh giá cao hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 18, coi đây là hoạt động quan trọng, góp phần thúc đẩy hợp tác, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa thanh niên hai nước nói riêng và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Đồng chí Hoàng Bình Quân khẳng định quan hệ hai nước là tài sản quý báu được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp; mong muốn Trung ương Đoàn hai nước tăng cường hợp tác theo chiều sâu, tăng cường giáo dục lý tưởng cho thanh niên, thúc đẩy tìm tòi, sáng tạo, phát huy vai trò và sự tham gia của thanh niên trong những lĩnh vực mới như không gian mạng, cách mạng công nghiệp 4.0 và chống cách mạng màu. Đồng chí cũng bày tỏ tin tưởng rằng, Đoàn Thanh niên hai nước nói riêng và thế hệ trẻ hai nước nói chung ý thức rõ ràng trách nhiệm và sứ mệnh của mình; tiếp tục góp phần vun đắp quan hệ hữu nghịđể kế thừa xứng đáng truyền thống của các thế hệ cha anh.
Thay mặt Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, đồng chí Phó Chấn Bang cảm ơn đồng chí Hoàng Bình Quân đã dành tình cảm và sự đón tiếp thân tình đối với Đoàn. Tại cuộc tiếp, đồng chí Phó Chấn Bang trao đổi thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc; cho biết Ban lãnh đạo Trung ương Đoàn nhiệm kỳ mới quán triệt sâu sắc tinh thần và nội dung của Đại hội Đảng 19, phấn đấu làm tốt vai trò là nguồn sinh lực của Đảng, triển khai các hoạt động thiết thực trong đó có các hoạt động giáo dục lý tưởng cho thanh niên, tăng cường, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam; khẳng định Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kế thừa quan hệ hữu nghị truyền thống, thực hiện tốt chỉ đạo của lãnh đạo 2 nước, tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác theo chiều sâu, với một số trọng tâm như đồng chí Trưởng Ban gợi ý, tiếp tục có những đóng góp tích cực vào quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa Quảng Nam với các địa phương và đối tác Nhật Bản
Từ ngày 17 đến ngày 19-8-2018, tại Quảng Nam đã diễn ra sự kiện “Những ngày văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam” và chương trình “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 16 năm 2018” hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21-9-1973 - 21-9-2018).
Hai sự kiện trên gồm chuỗi các hoạt động như: gặp gỡ, tiếp xúc, ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, mời gọi đầu tư; chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường; trao đổi về văn hóa, văn học và nền giáo dục Nhật Bản; trưng bày triển lãm ảnh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực… Những tiết mục mang đậm nét văn hóa dân gian Nhật Bản của Đoàn trống Minori Dako đến từ tỉnh Ibaraki, điệu múa Oban, nhảy Yosakoi, múa Kagura… được dàn dựng công phu. Sự góp mặt của “Đại sứ thiện chí du lịch” - nữ ca sỹ Ueno Yuuka và các ca sỹ, nghệ sỹ, nghệ nhân đến từ xứ sở hoa anh đào đã làm cho sự kiện “Những ngày văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam” và chương trình "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 16 năm 2018" càng thêm phong phú, đa dạng, đặc sắc, đầy ý nghĩa và thắm tình hữu nghị...
Là địa phương sớm có mối quan hệ hữu nghị với Nhật Bản, Hội An và Nhật Bản vốn có truyền thống giao lưu thương mại, kinh tế, văn hóa lâu đời, bắt đầu từ mấy trăm năm trước, khi các thương nhân Nhật Bản đến Hội An bán buôn, cư trú, góp phần làm nên sự hưng thịnh một thời của đô thị - thương cảng quốc tế Hội An. Việc tổ chức thành công những sự kiện trên càng khẳng định tầm quan trọng của hoạt động giao lưu, hợp tác giữa Quảng Nam với các địa phương và đối tác Nhật Bản, thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng tốt đẹp./.
Thực hiện chủ trương chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường giao lưu nhân dân, thanh niên hai nước Việt Nam - Trung Quốc; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc tổ chức Gặp gỡ hữu nghị Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 18 tại Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 19-8-2018, tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động được luân phiên tổ chức tại mỗi nước từ năm 2000, với quy mô mỗi nước đón khoảng 100 thanh niên trong một kỳ Gặp gỡ, đồng thời cũng là dịp để tổ chức Đoàn và thanh niên hai nước trao đổi, thông tin về tình hình thanh niên, chia sẻ về kinh nghiệm công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi của mỗi nước; tăng cường hợp tác trong thời gian tới.
*** Trong thời gian diễn ra sự kiện, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Phó Chấn Bang, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu tham dự hoạt động “Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 18”.
Tại buổi tiếp, đồng chí Hoàng Bình Quân chúc mừng Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18; đánh giá cao hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 18, coi đây là hoạt động quan trọng, góp phần thúc đẩy hợp tác, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa thanh niên hai nước nói riêng và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Đồng chí Hoàng Bình Quân khẳng định quan hệ hai nước là tài sản quý báu được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp; mong muốn Trung ương Đoàn hai nước tăng cường hợp tác theo chiều sâu, tăng cường giáo dục lý tưởng cho thanh niên, thúc đẩy tìm tòi, sáng tạo, phát huy vai trò và sự tham gia của thanh niên trong những lĩnh vực mới như không gian mạng, cách mạng công nghiệp 4.0 và chống cách mạng màu. Đồng chí cũng bày tỏ tin tưởng rằng, Đoàn Thanh niên hai nước nói riêng và thế hệ trẻ hai nước nói chung ý thức rõ ràng trách nhiệm và sứ mệnh của mình; tiếp tục góp phần vun đắp quan hệ hữu nghịđể kế thừa xứng đáng truyền thống của các thế hệ cha anh.
Thay mặt Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, đồng chí Phó Chấn Bang cảm ơn đồng chí Hoàng Bình Quân đã dành tình cảm và sự đón tiếp thân tình đối với Đoàn. Tại cuộc tiếp, đồng chí Phó Chấn Bang trao đổi thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc; cho biết Ban lãnh đạo Trung ương Đoàn nhiệm kỳ mới quán triệt sâu sắc tinh thần và nội dung của Đại hội Đảng 19, phấn đấu làm tốt vai trò là nguồn sinh lực của Đảng, triển khai các hoạt động thiết thực trong đó có các hoạt động giáo dục lý tưởng cho thanh niên, tăng cường, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam; khẳng định Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kế thừa quan hệ hữu nghị truyền thống, thực hiện tốt chỉ đạo của lãnh đạo 2 nước, tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác theo chiều sâu, với một số trọng tâm như đồng chí Trưởng Ban gợi ý, tiếp tục có những đóng góp tích cực vào quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa Quảng Nam với các địa phương và đối tác Nhật Bản
Từ ngày 17 đến ngày 19-8-2018, tại Quảng Nam đã diễn ra sự kiện “Những ngày văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam” và chương trình “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 16 năm 2018” hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21-9-1973 - 21-9-2018).
Hai sự kiện trên gồm chuỗi các hoạt động như: gặp gỡ, tiếp xúc, ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, mời gọi đầu tư; chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường; trao đổi về văn hóa, văn học và nền giáo dục Nhật Bản; trưng bày triển lãm ảnh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực… Những tiết mục mang đậm nét văn hóa dân gian Nhật Bản của Đoàn trống Minori Dako đến từ tỉnh Ibaraki, điệu múa Oban, nhảy Yosakoi, múa Kagura… được dàn dựng công phu. Sự góp mặt của “Đại sứ thiện chí du lịch” - nữ ca sỹ Ueno Yuuka và các ca sỹ, nghệ sỹ, nghệ nhân đến từ xứ sở hoa anh đào đã làm cho sự kiện “Những ngày văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam” và chương trình "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 16 năm 2018" càng thêm phong phú, đa dạng, đặc sắc, đầy ý nghĩa và thắm tình hữu nghị...
Là địa phương sớm có mối quan hệ hữu nghị với Nhật Bản, Hội An và Nhật Bản vốn có truyền thống giao lưu thương mại, kinh tế, văn hóa lâu đời, bắt đầu từ mấy trăm năm trước, khi các thương nhân Nhật Bản đến Hội An bán buôn, cư trú, góp phần làm nên sự hưng thịnh một thời của đô thị - thương cảng quốc tế Hội An. Việc tổ chức thành công những sự kiện trên càng khẳng định tầm quan trọng của hoạt động giao lưu, hợp tác giữa Quảng Nam với các địa phương và đối tác Nhật Bản, thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng tốt đẹp./.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm việc tại Kiên Giang  (21/08/2018)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cần khắc phục tình trạng vốn “mỏng”  (21/08/2018)
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt đẹp  (21/08/2018)
Khẩn trương hoàn tất công tác tổ chức Hội nghị WEF ASEAN  (21/08/2018)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam