Việt Nam chia sẻ với Lào kinh nghiệm về lấy phiếu tín nhiệm
Sáng 24-4, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, làm trưởng đoàn đã có buổi tọa đàm với Quốc hội Lào ở thủ đô Vientiane về chủ đề “Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân tỉnh bầu hoặc bổ nhiệm”.
Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào từ ngày 23 đến 25-4 theo lời mời của Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Thượng tướng Sengnuon Sayalat.
Tham dự buổi tọa đàm có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Mặt trận Lào Xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Bouathong Chithmany, cùng đông đảo lãnh đạo Ban Kiểm toán Trung ương, Văn phòng Trung ương, đại diện các bộ, ngành Trung ương, Ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh/thành phố trên khắp nước Lào.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphan Phengkhammy cho biết, thời gian qua, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh của Lào luôn quan tâm thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình theo đúng Hiến pháp, pháp luật và đã đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề thực hiện chưa tốt, nguyên nhân là do Lào còn thiếu lý thuyết và thực tiễn trong việc thực hiện.
Chính vì vậy, việc Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu sang thăm và tham dự cuộc hội đàm để chia sẻ với phía Lào những kinh nghiệm trong công tác lấy phiếu tín nhiệm là điều hết sức quan trọng.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphan Phengkhammy, buổi tọa đàm với chủ đề “Lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự do Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân bầu và phê chuẩn” là buổi trao đổi kinh nghiệm hết sức phù hợp với nhu cầu của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh/thành của Lào và đây sẽ là cơ sở để phía Lào nghiên cứu, xây dựng thành luật và triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Về phần mình, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, buổi tọa đàm có nội dung quan trọng, không chỉ tiếp tục khẳng định sự tin cậy về chính trị, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai Quốc hội, mà còn thể hiện hai Quốc hội rất thận trọng, đề cao trách nhiệm đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá cán bộ.
Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là nhằm tăng cường hiệu quả công tác giám sát, đảm bảo để Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thực hiện tốt hơn trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan đại biểu của nhân dân, thay mặt nhân dân giám sát người giữ chức vụ trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của những người này trước Quốc hội, trước Hội đồng Nhân dân, trước cử tri và trước địa phương.
Việc lấy phiếu tín nhiệm giúp những người được lấy phiếu tín nhiệm biết được sự đánh giá của Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân về mức độ tín nhiệm của mình để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ, bổ sung căn cứ quan trọng để thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, giúp bố đúng người, đúng việc; khuyến khích những người nhận được tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức, kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao mà không phải chờ hết nhiệm kỳ hoặc đến tuổi nghỉ hưu…
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng hy vọng những kinh nghiệm mà phía Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm sẽ giúp các bạn Lào có thêm thông tin để tham khảo về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý của phía Lào thông qua buổi tọa đàm.
Tại buổi tọa đàm, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy đã chia sẻ kinh nghiệm về “Quy trình lấy phiếu tín nhiệm” của Việt Nam trong khi Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ kinh nghiệm về “Các cơ sở thông tin để phục vụ cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội”...
Cuộc tọa đàm diễn ra trong bầu không khí hết sức thẳng thắn, xây dựng, chân tình và thắm tình anh em.
Lấy phiếu tín nhiệm là một trong những hình thức giám sát được bắt đầu thực hiện ở Việt Nam từ năm 2013.
Qua hai lần tổ chức tại Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã cho thấy việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân; nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước…/.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Singapore  (24/04/2018)
Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 1 tỷ USD  (24/04/2018)
Phó Chủ tịch nước gặp song phương với lãnh đạo bang Victoria  (24/04/2018)
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX tổ chức Kỳ họp thứ 8 (Kỳ họp bất thường) khóa IX  (24/04/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-04-2018)  (24/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên