Phòng chống dịch cúm A/H1N1: Phương án ứng phó phải quyết liệt, nhưng không gây hoang mang cho người dân
TCCSĐT - Chiều ngày 16-6, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cúm A/H1N1 Thành phố Hồ Chí Minh đã họp giao ban để đưa ra phương án khẩn cấp chống dịch cúm A/H1N1 mới. Theo báo cáo của bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế, tính đến ngày 16-6, c ả n ư ớc đã có 26 ca nhiễm cúm A/H1N1, trong đó có 22 trường hợp trở về từ các nước đang có dịch và 4 người mắc bệnh tại Việt Nam do lây nhiễm qua tiếp xúc với người nhà mắc bệnh. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh có 23 trường hợp và 13 ca đã xuất viện.
Bác sĩ Châu cảnh báo rằng, việc xuất hiện người bị lây nhiễm trong nước là rất đáng lo ngại bởi khả năng lây lan ra cộng đồng rất lớn. Tuy những người nhiễm bệnh được cách ly điều trị tích cực và không có trường hợp tử vong, nhưng không thể chủ quan mà càng phải siết chặt công tác kiểm dịch. Bởi vì, thực tế trong số 389.974 hành khách nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 26-4 đến nay thì 179.503 người đến từ các vùng dịch cúm nhưng cơ quan kiểm dịch y tế cũng như hệ thống y tế dự phòng chỉ giám sát được khoảng gần 50% số hành khách nêu trên. Theo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, số lượng hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất mỗi ngày khoảng 10.000 người, trong đó 50% du khách đến từ các vùng có dịch.
Trước tình hình này, tại cuộc họp giao ban, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài chỉ đạo: Phương án ứng phó phải quyết liệt, nhưng không gây hoang mang cho người dân. Ngoài hệ thống y tế công lập, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phải chỉ đạo các bệnh viện tư nhân tham gia phòng chống bằng cách chuẩn bị các khu cách ly điều trị khi có dịch lan rộng.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cần thành lập các đội điều trị cơ động để hỗ trợ cho các cơ sở, địa phương chăm sóc bệnh nhân cúm A/H1N1. Đồng thời yêu cầu các sở, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân để mỗi người được hiểu, tự biết bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước dịch cúm A/H1N; huy động sức mạnh toàn dân, toàn quân, toàn hệ thống chính trị vào cuộc phòng ngừa dịch cúm A/H1N1.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A/H1N1 đề xuất với Bộ Y tế cho cơ chế đặc thù về việc mua những trang thiết bị khẩn trong phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ngoài ra, bộ có văn bản chỉ đạo cho y tế quân đội, công an, y tế bộ, ngành, Trường đại học Y - Dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để khi cần thiết TP sẽ huy động mọi nguồn lực ứng phó nhanh với dịch bệnh. Đồng thời, bộ cần chỉ đạo cho các tỉnh, thành phía nam cùng phối hợp với Thành phố Hồ Chí Miinh chuẩn bị triển khai kế hoạch liên vùng khi cần thiết.
Với quan điểm tích cực bao vây, dập dịch, ban chỉ đạo đề nghị tất cả hành khách về đến sân bay Tân Sơn Nhất từ các vùng dịch, ngoài việc khai báo, kiểm dịch còn buộc phải đến lưu trú tại các khách sạn xung quanh khu vực sân bay từ 3-5 ngày để được theo dõi, giám sát. Hành khách nào không chấp hành thì cần có biện pháp chế tài để bắt buộc cách ly giám sát.
Trước diễn biến mới, theo khuyến cáo của WHO, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Uỷ ban nhân dân Thành phố ba tình huống để đối phó với dịch.
Theo đó, tình huống thứ nhất, nếu có dưới 500 người nhiễm bệnh sẽ chuyển bệnh viện Bệnh nhiệt đới 550 giường thành bệnh viện chuyên điều trị cúm A/H1N1 và có sự hỗ trợ của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2.
Tình huống thứ hai là có từ 500 – 1.000 người nhiễm bệnh thì chuyển thêm các bệnh viện quận 7, 8, 12 và Củ Chi sang chuyên điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1.
Tình huống thứ ba là có trên 1.000 người nhiễm sẽ trưng dụng Trường trung học phổ thông Trung Phú (Củ Chi) và Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân (Thủ Đức) làm các bệnh viện dã chiến gồm 2.000 giường bệnh phục vụ công tác điều trị. Đồng thời huy động 18 bệnh viện quận, huyện còn lại và các bệnh viện đa khoa có các khoa cách ly đặc biệt chuyên điều trị cúm A/H1N1 và 324 trạm y tế phường xã (5-10 giường cho mỗi trạm) với tổng số giường là 5.000-6.000 giường. Về nhân sự sẽ được huy động tại chỗ, riêng hai bệnh viện dã chiến sẽ điều 700 nhân sự được huy động từ sinh viên năm thứ 2 đến năm thứ 5 của Trường đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Y khoa Phạm Ngọc Thạch. /.
Ảnh hưởng đang lên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải  (17/06/2009)
Thông cáo số 22 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (17/06/2009)
Nước Nga “hậu Xô viết”: Phân tích và dự báo  (17/06/2009)
Tương lai nào cho START-1?  (17/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay