Diễn đàn Tư pháp Quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ tám
06:48, ngày 03-10-2015
Ngày 02-10, Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn, đã tham dự Diễn đàn Tư pháp Quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ tám (APR), diễn ra tại thành phố Vladivostok của Liên bang Nga.
Đại diện của 6 nước trong khu vực, gồm Việt Nam, Triều Tiên, Nga, Trung Quốc, Kazakhstan và Philippines đã tham gia diễn đàn năm nay với chủ đề "Quy định luật trong nước và quốc tế về quan hệ hải quan".
Phát biểu tại diễn đàn, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của diễn đàn tư pháp quốc tế đối với toàn bộ nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sự kiện này quy tụ các quan chức tư pháp hàng đầu các nước trong khu vực, cũng như đại diện các bộ, ngành, cơ quan công quyền hữu quan khác, cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên môn. Diễn đàn là cầu nối, giúp các nhà tư pháp gặp gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm thúc đẩy công lý, bảo vệ các quyền công dân, bảo vệ lợi ích của sự cân bằng và an ninh kinh tế...
Thư ký Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam Nguyễn Đức Việt thay mặt đoàn đại biểu Việt Nam đã đọc tham luận tại phiên thảo luận chính về "Hiện đại hóa vai trò Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ hải quan hiện đại".
Tại các phiên họp phân ban, các đại biểu tập trung thảo luận hai chủ đề lớn gồm: hội nhập kinh tế quốc gia và pháp luật hải quan và tương tác điều chỉnh quốc gia và siêu quốc gia trong giải quyết các tranh chấp hải quan.
APR được tổ chức thường niên (ngoại trừ năm 2014) kể từ năm 2007, do Tòa án Tối cao Liên bang Nga bảo trợ. Mỗi năm, diễn đàn tập trung thảo luận những khía cạnh khác nhau của hợp tác tư pháp quốc tế. Việt Nam luôn cử đại diện tham dự./.
Phát biểu tại diễn đàn, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của diễn đàn tư pháp quốc tế đối với toàn bộ nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sự kiện này quy tụ các quan chức tư pháp hàng đầu các nước trong khu vực, cũng như đại diện các bộ, ngành, cơ quan công quyền hữu quan khác, cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên môn. Diễn đàn là cầu nối, giúp các nhà tư pháp gặp gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm thúc đẩy công lý, bảo vệ các quyền công dân, bảo vệ lợi ích của sự cân bằng và an ninh kinh tế...
Thư ký Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam Nguyễn Đức Việt thay mặt đoàn đại biểu Việt Nam đã đọc tham luận tại phiên thảo luận chính về "Hiện đại hóa vai trò Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ hải quan hiện đại".
Tại các phiên họp phân ban, các đại biểu tập trung thảo luận hai chủ đề lớn gồm: hội nhập kinh tế quốc gia và pháp luật hải quan và tương tác điều chỉnh quốc gia và siêu quốc gia trong giải quyết các tranh chấp hải quan.
APR được tổ chức thường niên (ngoại trừ năm 2014) kể từ năm 2007, do Tòa án Tối cao Liên bang Nga bảo trợ. Mỗi năm, diễn đàn tập trung thảo luận những khía cạnh khác nhau của hợp tác tư pháp quốc tế. Việt Nam luôn cử đại diện tham dự./.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2015  (03/10/2015)
Đại sứ Việt Nam tại Italy trình Quốc thư lên Tổng thống Cộng hòa Italy  (03/10/2015)
APEC: Tái cơ cấu toàn diện để đảm bảo tăng trưởng kinh tế  (03/10/2015)
Kỷ niệm Ngày Truyền thống các ngành xây dựng Đảng và tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu  (03/10/2015)
Việt Nam phê phán luận điệu thù địch cố tình xuyên tạc lịch sử  (03/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên