Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2015
06:46, ngày 03-10-2015
Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã sang Hoa Kỳ tham dự Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 6 tại thủ đô Washington từ ngày 29-9 đến 2-10.
Đoàn Hoa Kỳ do Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, bà Amy Searight làm trưởng đoàn cùng các thành viên là quan chức của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bà Amy Searight đã chào mừng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn đại biểu Việt Nam sang Hoa Kỳ tham dự đối thoại, trong bối cảnh hai nước đang có những hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Bà Amy Searight bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng, khẳng định quan hệ quốc phòng đã được triển khai có hiệu quả trên các nội dung được hai bên thống nhất trong Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương (MOU) ký năm 2011.
Đánh giá về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bà Amy Searight cho rằng hiện đang có những diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là tranh chấp chủ quyền cùng những tuyên bố và hành động không tuân thủ chuẩn mực luật pháp quốc tế, gây ra quan ngại cho các quốc gia trong và ngoài khu vực. Bà nhắc lại rằng Hoa Kỳ mong muốn các tranh chấp cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và các hoạt động không tuân thủ luật pháp quốc tế cần phải được chấm dứt.
Về quan hệ quốc phòng song phương, bà Amy Searight đánh giá cao nỗ lực của hai bên trong việc triển khai hợp tác ở các lĩnh vực theo tinh thần MOU, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng (JVS) ký năm 2015, cũng như các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Các kết quả nổi bật trong đó có khắc phục hậu quả chiến tranh (tìm kiếm quân nhân mất tích, mất tin; rà phá bom mìn, vật liệu nổ; tẩy độc dioxin), hoạt động hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, trao đổi kinh nghiệm trong thực thi pháp luật trên biển.
Bên cạnh đó, hai nước cũng có sự hợp tác trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt là các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)...
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn bà Amy Searight đã đồng chủ trì cuộc Đối thoại, bày tỏ mong muốn Đối thoại lần này sẽ tăng cường tính thực chất và hiệu quả của quan hệ quốc phòng hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh thống nhất với đánh giá và quan điểm của Hoa Kỳ về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh khu vực này đang đứng trước nguy cơ mất ổn định, có thể dẫn đến xung đột. Điều này đòi hỏi các quốc gia liên quan cần kiềm chế, đối thoại hòa bình, chia sẻ quan điểm và thống nhất trên các diễn đàn đa phương, sớm xây dựng các quy tắc ứng xử trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Trong quan hệ quốc phòng song phương, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng hai bên đã đạt được một số kết quả thiết thực, nhất là trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh. Thứ trưởng đánh giá cao trách nhiệm và nỗ lực hợp tác của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này, nổi bật là kết quả giai đoạn 1 Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin tại sân bay Đà Nẵng và kết quả khảo sát đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa.
Bên cạnh đó, hai nước đã đạt được kết quả trong một số lĩnh vực như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đào tạo, an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa...
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí quan hệ quốc phòng cần được phát triển phù hợp với mối quan hệ Đối tác toàn diện của hai nước, tiếp tục tập trung vào khắc phục hậu quả chiến tranh; duy trì các cơ chế đối thoại, tham vấn; an ninh biển; đào tạo và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; tiếp tục tập trung triển khai hợp tác trong lĩnh vực quân y, tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tìm kiếm khả năng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Hai bên nhất trí thúc đẩy cơ chế ADMM+ đi vào thực chất hơn, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trao cho Hoa Kỳ một số kỷ vật của quân nhân Hoa Kỳ đã tham chiến ở Việt Nam.
Bên lề đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn đã có các buổi hội kiến với bà Christine Wormuth, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ; ông David B. Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ; ông Tim Rieser, Thư ký Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện, Trợ lý cao cấp của Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy và một số quan chức cấp cao khác của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; trao đổi các vấn đề cùng quan tâm với lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)./.
Bà Amy Searight đã chào mừng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn đại biểu Việt Nam sang Hoa Kỳ tham dự đối thoại, trong bối cảnh hai nước đang có những hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Bà Amy Searight bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng, khẳng định quan hệ quốc phòng đã được triển khai có hiệu quả trên các nội dung được hai bên thống nhất trong Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương (MOU) ký năm 2011.
Đánh giá về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bà Amy Searight cho rằng hiện đang có những diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là tranh chấp chủ quyền cùng những tuyên bố và hành động không tuân thủ chuẩn mực luật pháp quốc tế, gây ra quan ngại cho các quốc gia trong và ngoài khu vực. Bà nhắc lại rằng Hoa Kỳ mong muốn các tranh chấp cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và các hoạt động không tuân thủ luật pháp quốc tế cần phải được chấm dứt.
Về quan hệ quốc phòng song phương, bà Amy Searight đánh giá cao nỗ lực của hai bên trong việc triển khai hợp tác ở các lĩnh vực theo tinh thần MOU, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng (JVS) ký năm 2015, cũng như các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Các kết quả nổi bật trong đó có khắc phục hậu quả chiến tranh (tìm kiếm quân nhân mất tích, mất tin; rà phá bom mìn, vật liệu nổ; tẩy độc dioxin), hoạt động hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, trao đổi kinh nghiệm trong thực thi pháp luật trên biển.
Bên cạnh đó, hai nước cũng có sự hợp tác trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt là các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)...
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn bà Amy Searight đã đồng chủ trì cuộc Đối thoại, bày tỏ mong muốn Đối thoại lần này sẽ tăng cường tính thực chất và hiệu quả của quan hệ quốc phòng hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh thống nhất với đánh giá và quan điểm của Hoa Kỳ về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh khu vực này đang đứng trước nguy cơ mất ổn định, có thể dẫn đến xung đột. Điều này đòi hỏi các quốc gia liên quan cần kiềm chế, đối thoại hòa bình, chia sẻ quan điểm và thống nhất trên các diễn đàn đa phương, sớm xây dựng các quy tắc ứng xử trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Trong quan hệ quốc phòng song phương, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng hai bên đã đạt được một số kết quả thiết thực, nhất là trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh. Thứ trưởng đánh giá cao trách nhiệm và nỗ lực hợp tác của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này, nổi bật là kết quả giai đoạn 1 Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin tại sân bay Đà Nẵng và kết quả khảo sát đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa.
Bên cạnh đó, hai nước đã đạt được kết quả trong một số lĩnh vực như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đào tạo, an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa...
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí quan hệ quốc phòng cần được phát triển phù hợp với mối quan hệ Đối tác toàn diện của hai nước, tiếp tục tập trung vào khắc phục hậu quả chiến tranh; duy trì các cơ chế đối thoại, tham vấn; an ninh biển; đào tạo và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; tiếp tục tập trung triển khai hợp tác trong lĩnh vực quân y, tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tìm kiếm khả năng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Hai bên nhất trí thúc đẩy cơ chế ADMM+ đi vào thực chất hơn, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trao cho Hoa Kỳ một số kỷ vật của quân nhân Hoa Kỳ đã tham chiến ở Việt Nam.
Bên lề đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn đã có các buổi hội kiến với bà Christine Wormuth, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ; ông David B. Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ; ông Tim Rieser, Thư ký Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện, Trợ lý cao cấp của Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy và một số quan chức cấp cao khác của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; trao đổi các vấn đề cùng quan tâm với lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)./.
Đại sứ Việt Nam tại Italy trình Quốc thư lên Tổng thống Cộng hòa Italy  (03/10/2015)
APEC: Tái cơ cấu toàn diện để đảm bảo tăng trưởng kinh tế  (03/10/2015)
Kỷ niệm Ngày Truyền thống các ngành xây dựng Đảng và tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu  (03/10/2015)
Việt Nam phê phán luận điệu thù địch cố tình xuyên tạc lịch sử  (03/10/2015)
Nghiệm thu đề tài khoa học: “Phát huy vai trò của báo chí Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay”  (02/10/2015)
Những điều chỉnh chính sách để duy trì sức mạnh của một “siêu cường”  (02/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên