Mỹ cam kết giảm bất bình đẳng, Pháp tăng viện trợ cho nước nghèo
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững của Liên hợp quốc diễn ra ở New York, Mỹ, Tổng thống Obama một lần nữa cảnh báo việc quản lý tồi và tình trạng bất bình đẳng sẽ đe dọa nỗ lực đạt được các mục tiêu tham vọng.
Ông kêu gọi cuộc chiến chống tham nhũng, bê bối tài chính và thúc đẩy các nhóm hoạt động dân sự xã hội.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Nhà Trắng cũng hối thúc một số nước từ bỏ hủ tục, nhất là việc phủ nhận quyền và cơ hội cho phụ nữ.
Cùng ngày, cũng tại Hội nghị, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết Paris sẽ tăng viện trợ tài chính cho các nước nghèo thêm 4 tỷ euro (4,1 tỷ USD) bắt đầu từ năm 2020, nâng ngân sách viện trợ của nước này lên 12 tỷ euro/năm. Tuy nhiên, ông không đề cập cụ thể đến việc sẽ viện trợ cụ thể cho lĩnh vực nào.
Hiện khoản viện trợ của Pháp là 8 tỷ euro/năm, tương đương khoảng 0,36 % GDP, thấp hơn so với mục tiêu 1% GDP đối với mức viện trợ phát triển của các nước giàu cho những nước nghèo.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, để đạt được những mục tiêu tham vọng vào năm 2030 nêu trên, thế giới cần 5.000 tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, các nhà hoạt động lo ngại rằng hỗ trợ cho lĩnh vực khí hậu một lần nữa lại bị thu hẹp trước những khoản viện trợ dành cho những mục tiêu về sức khỏe, giáo dục và các khu vực phát triển khác.
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố nước này sẽ viện trợ không hoàn lại 200 triệu USD cho các nước nghèo nhằm tăng cường đóng góp cho sự phát triển bền vững.
Trong bài diễn văn đọc tại phiên họp Đại hội đồng, Tổng thống Park Geun-hye cho biết Hàn Quốc dự định vào năm tới sẽ phát động sáng kiến mang tên “Cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em gái” kéo dài 5 năm, nhằm giúp các em gái tại 15 nước được hưởng sự giáo dục chất lượng cao và tăng cường các dịch vụ y tế./.
Chủ tịch nước trao huân chương cho phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc  (28/09/2015)
Đẩy mạnh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng trọng điểm  (28/09/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến 27-9-2015  (28/09/2015)
Chủ tịch nước gặp song phương với hai tổng thống Áo và Chile  (28/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên