Hội thảo khu vực lần thứ 11 của Sáng kiến về chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nhấn mạnh: Tham nhũng đã vượt qua khuôn khổ của một quốc gia, trở thành vấn nạn của khu vực và toàn cầu. Sự tăng trưởng, ổn định và thịnh vượng của các quốc gia và thế giới giờ đã phụ thuộc vào thành công của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Các quốc gia trên toàn thế giới đang đẩy mạnh liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp để đầy lùi tham nhũng. Trong bối cảnh đó, các cơ chế hợp tác khu vực và liên khu vực là vô cùng cần thiết; các hoạt động hợp tác xuyên quốc gia nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng, trong hỗ trợ điều tra chung đang được đẩy mạnh thực hiện. Đây cũng là một trong những mục đích chính của hội thảo khu vực lần thứ 11 của Sáng kiến về chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tham nhũng, về mặt bản chất là một loại tội phạm về tài chính. Việc làm rõ nguồn gốc, cơ chế phát sinh các dòng tiền, công khai, minh bạch tài sản đóng vai trò thiết yếu trong kiểm soát, đẩy lùi tham nhũng. Với hai phiên thảo luận chuyên đề: "Kê khai tài sản" và "Truy tìm dòng tiền bất hợp pháp, thu hồi tài sản tham nhũng, các đại biểu dự Hội thảo tập trung phân tích hai khía cạnh tài chính quan trọng này. Các đại biểu cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng là một vấn đề không dễ bởi nó liên quan đến tẩu tán, tẩy rửa tài sản và những hoạt động kinh doanh đa quốc gia. Các đại biểu cũng nhìn nhận, đánh giá về những xu hướng, tiến triển cũng như những thách thức của khu vực trong việc tìm kiếm, thu hồi tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán ra nước ngoài; việc kiểm soát hiệu quả dòng tiền trong nước thông qua cơ chế minh bạch, công khai tài sản, thu nhập của các quốc gia trong khu vực và thực tiễn tốt của thế giới. Kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của cá nhân sẽ giúp làm tốt công tác phòng ngừa và phát hiện tham nhũng. Thông qua hội thảo, các quốc gia trong khu vực, các chuyên gia quốc tế đã tích cực chia sẻ, phổ biến những kinh nghiệm, thực tiễn hay và đề xuất hoàn thiện cơ chế phòng, chống tham nhũng ở quốc gia mình, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của khu vực trong phòng, chống tham nhũng.
Hội thảo làm việc đến ngày 24-10./.
Tăng cường vai trò của xã hội, báo chí trong phòng, chống tham nhũng  (24/10/2012)
Thông cáo số 2, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII  (23/10/2012)
Quốc hội thảo luận dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Luật Luật sư  (23/10/2012)
Lấy phiếu tín nhiệm nhằm làm cho mỗi người tự phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động  (23/10/2012)
Kỷ niệm 55 năm ngày Báo Hànộimới xuất bản số hằng ngày đầu tiên  (23/10/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên