Chung tay xoa dịu nỗi đau chất độc màu da cam
21:56, ngày 09-08-2012
TCCSĐT - Mặc dù chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng những hậu quả của chất dioxin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề. Nhân kỷ niệm 51 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961 - 10-8-2012), nhiều hoạt động thiết thực chung tay xoa dịu nỗi đau chất độc da cam/điôxin đã diễn ra tại nhiều địa phương.
* Tại Hà Nam, Tỉnh đã tổ chức gặp mặt, biểu dương gần 50 nạn nhân chất độc da cam vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, người chăm sóc nạn nhân chất độc da cam và các nhà tài trợ. Lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã thăm hỏi, động viên và biểu dương sự cố gắng vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống của các gia đình nạn nhân da cam, hoan nghênh những tấm lòng hảo tâm của các nhà tài trợ đã giúp đỡ các gia đình nạn nhân da cam và mong muốn các nhà hảo tâm tiếp tục cùng với Đảng, Nhà nước chung tay xoa dịu nỗi đau da cam. Hiện nay, tỉnh Hà Nam gần có 29.200 người bị phơi nhiễm chất độc hoá học, trong đó 18.905 người là nạn nhân trực tiếp, tuy nhiên số nạn nhân được hưởng trợ cấp còn rất khiêm tốn với 4.593 người.
Xác định việc chăm sóc nạn nhân chất độc da cam là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, hàng năm Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm tỉnh tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hàng nghìn lượt nạn nhân. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, Hội nạn nhân chất độc da cam đã tặng gần 500 suất quà trị giá gần 200 triệu đồng, trợ cấp học bổng và nuôi dưỡng thường xuyên cho 16 cháu là nạn nhân gián tiếp, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hàng trăm nạn nhân và con cháu nạn nhân.
* Tại Ninh Bình, Tỉnh hiện có 143 chi hội nạn nhân chất độc da cam ở cơ sở với hơn 5.100 hội viên, bên cạnh việc triển khai các hoạt động tư vấn, làm thủ tục hồ sơ đề nghị xét hưởng trợ cấp cho người bị phơi nhiễm, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tại địa phương đã giúp cho 4.482 người được hưởng chế độ, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn tham gia quyên góp, xây dựng quỹ từ thiện để có thêm điều kiện chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Trong giai đoạn 2007-2012, đã có 10.112 lượt nạn nhân được thăm hỏi, tặng quà với tổng giá trị 4,5 tỷ đồng; 93 gia đình được hỗ trợ nhân công, nguyên vật liệu để làm mới và sửa chữa nhà ở với tổng số tiền 875 triệu đồng; 120 hộ được hỗ trợ 300 triệu đồng vốn đầu tư phát triển sản xuất, thoát khỏi đói nghèo.
Hướng đến Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8, tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà các gia đình nạn nhân chất độc da cam/điôxin ở các huyện Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp; qua đó chia sẻ trước nỗi đau mà các gia đình đang phải gánh chịu và động viên các gia đình nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực hòa nhập cộng đồng. Cấp ủy, chính quyền các địa phương, các hội, đoàn thể tiếp tục quan tâm đến các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin bằng những việc làm cụ thể thiết thực. Nhân dịp này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Ninh Bình đã trao quà cho 8 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng.
* Tại Nam Định, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của tỉnh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ý Yên, Công ty Cổ phần May Sông Hồng tổ chức khánh thành và trao tặng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Đỗ Thị Tâm ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên.
Ngôi nhà trị giá 45 triệu đồng do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cùng Công ty cổ phần May Sông Hồng và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ý Yên tài trợ. Trong đó, người dân thôn Cổ Liêu nơi bà Tâm sinh sống cũng đã ủng hộ gia đình bằng ngày công để ngôi nhà sớm được hoàn thành. Gia đình bà Đỗ Thị Tâm là một trong những gia đình có nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Hiện bà đã ngoài 70 tuổi, sức khoẻ rất yếu và đang một mình nuôi dưỡng người con trai mắc bệnh tâm thần do bị lây nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Hướng tới kỉ niệm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam” năm nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Nam Định đã phối hợp với các đơn vị tài trợ trao tặng gần 80 suất quà trị giá gần 100 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam trên toàn tỉnh. Đồng thời đang tiến hành xây dựng thêm 2 căn nhà tình nghĩa cho hai gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở huyện Vụ Bản và Trực Ninh. Cũng trong đợt này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ý Yên đã phối hợp với Tỉnh hội xây dựng 4 ngôi nhà tình nghĩa với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong huyện.
* Tại Kon Tum, các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức các buổi mit tinh, gặp gỡ và tặng quà thăm hỏi các gia đình có người bị phơi nhiễm chất độc da cam. Ngày 8/8, tại huyện Sa Thầy, là một trong những địa phương đầu tiên trong nước bị rải chất độc da cam và bị ảnh hưởng lớn nhất trong cả nước đã tổ chức lễ mit tinh với sự tham gia của hàng trăm người dân tham gia.
Nhân dịp này, từ nguồn quỹ nạn nhân chất độc da cam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum tổ chức đến thăm, tặng quà 1.000 nạn nhân, mỗi phần quà trị giá 100.000 đồng. Riêng đối với 60 nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, bản thân không thể tự phục vụ đã được tặng mỗi phần qùa trị giá 1 triệu đồng. Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh còn khánh thành 6 ngôi nhà mới tặng gia đình nạn nhân, trị giá 30 triệu đồng/ngôi nhà; giúp đỡ 2 gia đình sửa chữa nhà dột nát với số tiền 15 triệu đồng/nhà; trao 31 suất học bổng, mỗi suất từ 500.000 đến 1 triệu đồng cho con em nạn nhân chất độc da cam có thành tích học tập tốt.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có trên 1.000 người được hưởng chế độ trợ cấp về ảnh hưởng chất độc da cam và 609 hồ sơ đang chờ hội đồng giám định của tỉnh xác định mức độ. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có khoảng 7.000 người nghi bị phơi nhiễm chất độc da cam.
* Tại Quảng Ngãi, Hội Nạn nhân chất độc da cam Quảng Ngãi phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tỉnh đã đi thăm và tặng 150 suất quà cho các nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Mộ Đức, Ba Tơ và Nghĩa Hành, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng. Hội phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Madison Quakers bàn giao nhà tình thương cho gia đình ông Võ Công Thạnh, ở thôn An Tráng, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa. Căn nhà có diện tích hơn 60 m2, được xây dựng kiên cố với kinh phí đầu tư trên 70 triệu đồng; trong đó, Tổ chức phi chính phủ Madison Quakers hỗ trợ 25 triệu đồng. Ông Thạnh và vợ đều tham gia kháng chiến chống Mỹ và là đối tượng bị địch bắt tù đày, bản thân ông Thạnh bị nhiễm chất độc da cam và thường xuyên đau ốm, hoàn cảnh rất khó khăn.
Ông Phạm Hồng Việt, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Mộ Đức cho biết: Hội đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện tổ chức gặp mặt, tọa đàm, tặng 30 suất quà cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn, mỗi suất quà 300.000 đồng tiền mặt cùng quà. Từ đầu năm 2012 đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện đã vận động quyên góp được gần 100 triệu đồng, xây dựng 2 nhà tình thương và tặng hàng chục suất quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều huyện trong tỉnh cũng vận động hàng trăm triệu đồng để tặng quà cho các nạn nhân chất độc gia cam
* Tại Bình Định, từ đầu tháng 6 đến nay, Hội Hội Bảo trợ nạn nhân chất độc dacam/diôxin tỉnh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh với số tiền trị giá trên 300 triệu đồng. Số tiền và quà này đã được các đơn vị tổ chức đến thăm và trao tận tay cho các nạn nhân da cam.
Tỉnh Bình Định có trên 41.000 lượt nạn nhân bị chất độc da cam đã được giúp đỡ với tổng số tiền hơn 14,712 tỷ đồng. Các tổ chức, đoàn thể đã có nhiều hoạt động thiết thực như thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh phát thuốc, phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng; hỗ trợ viện phí,cho vay vốn, tạo điều kiện học nghề giải quyết việc làm; tặng xe lăn, cấp học bỏng, hỗ trợ sữa chửa nhà ở và bảo trợ ngắn hạn và thường xuyên...Với sự giúp đỡ này, hầu hết nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, hòa nhập cộng đồng; trong đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình “vượt qua chính mình”, sống có ích cho gia đình và xã hội như Đặng Thị Đẹt ở Cát Hiệp - Phù Cát; Nguyễn Thành Tật, Nhơn Khánh – An Nhơn; Trương thị Mỹ Lệ, Cát Tân Phù Cát.
* Tại Tiền Giang, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã vận động được gần 1,8 tỉ đồng giúp gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong đó có cất và sửa chữa 28 căn nhà tình thương trị giá trên nửa tỉ đồng. Trong dịp kỷ niệm Ngày nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8 năm nay, tỉnh cũng tổ chức các đoàn thăm viếng, tặng 400 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trị giá 80 triệu đồng.
Theo ông Hồ Bé, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, để giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn, các cấp Hội đã cụ thể hóa nhiệm vụ chăm sóc đối tượng thành những chương trình trọng tâm như: vận động gây quỹ, xây cất nhà tình thương, thăm viếng tặng tiền quà, hỗ trợ vốn giúp đỡ gia đình nạn nhân vượt khó. Nhiều chương trình lớn đã đi vào đời sống như: chương trình “Vượt khó cùng ANCO”, cấp học bổng “Tiếp sức đến trường”, xây dựng nhà tình thương.. được các cấp hội triển khai có hiệu quả nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 14 hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin được trợ vốn trong khuôn khổ Chương trình “Vượt khó cùng ANCO” với tổng kinh phí tài trợ trên 182 triệu đồng
* Tại Bạc Liêu, đã thành lập nhiều đoàn thăm hỏi, động viên và tặng 200 phần quà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin, mỗi suất trị giá từ 300.000 - 500.000 đồng. Cũng trong dịp này, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh trao tặng 2 suất học bổng cho con nạn nhân chất độc da cam, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng và trao tặng 2 căn nhà tình thương cho gia đình nạn nhân chất độc da cam, tổng trị giá 50 triệu đồng.
Bạc Liêu có hơn 10.000 người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin nhưng đến nay chỉ có hơn 1.000 nạn nhân chất độc da cam được trợ cấp hàng tháng, số còn lại đang là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ông Huỳnh Ngọc Hổ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bạc Liêu cho biết: Mặc dù địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình, người nhiễm chất độc da cam/dioxin giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống nhưng chỉ giảm được một phần. Hiện tại, đời sống của nạn nhân, gia đình có người nhiễm chất độc da cam/dioxin còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành, các cấp, các nhà hảo tâm.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã trút xuống hai miền Nam, Bắc Việt Nam một khối lượng bom lớn hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào do Mỹ thực hiện trước đó. Theo các tài liệu khác nhau, với các chiến dịch Ranch Hand và Pacer Ivy, trong 10 năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học (tổng lượng điôxin là 366 kg), trong đó 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Từ đó tới nay, khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và 150.000 trẻ em Việt Nam bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra vẫn phải chịu hậu quả nặng nề của của chất đioxin, và không ai biết hậu quả này sẽ còn kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Với những hành động thiết thực và cụ thể từ các địa phương trong cả nước, chúng ta hy vọng sẽ phần nào giúp đỡ, chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam vươn lên, ổn định cuộc sống./.
Xác định việc chăm sóc nạn nhân chất độc da cam là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, hàng năm Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm tỉnh tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hàng nghìn lượt nạn nhân. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, Hội nạn nhân chất độc da cam đã tặng gần 500 suất quà trị giá gần 200 triệu đồng, trợ cấp học bổng và nuôi dưỡng thường xuyên cho 16 cháu là nạn nhân gián tiếp, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hàng trăm nạn nhân và con cháu nạn nhân.
* Tại Ninh Bình, Tỉnh hiện có 143 chi hội nạn nhân chất độc da cam ở cơ sở với hơn 5.100 hội viên, bên cạnh việc triển khai các hoạt động tư vấn, làm thủ tục hồ sơ đề nghị xét hưởng trợ cấp cho người bị phơi nhiễm, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tại địa phương đã giúp cho 4.482 người được hưởng chế độ, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn tham gia quyên góp, xây dựng quỹ từ thiện để có thêm điều kiện chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Trong giai đoạn 2007-2012, đã có 10.112 lượt nạn nhân được thăm hỏi, tặng quà với tổng giá trị 4,5 tỷ đồng; 93 gia đình được hỗ trợ nhân công, nguyên vật liệu để làm mới và sửa chữa nhà ở với tổng số tiền 875 triệu đồng; 120 hộ được hỗ trợ 300 triệu đồng vốn đầu tư phát triển sản xuất, thoát khỏi đói nghèo.
Hướng đến Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8, tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà các gia đình nạn nhân chất độc da cam/điôxin ở các huyện Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp; qua đó chia sẻ trước nỗi đau mà các gia đình đang phải gánh chịu và động viên các gia đình nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực hòa nhập cộng đồng. Cấp ủy, chính quyền các địa phương, các hội, đoàn thể tiếp tục quan tâm đến các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin bằng những việc làm cụ thể thiết thực. Nhân dịp này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Ninh Bình đã trao quà cho 8 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng.
* Tại Nam Định, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của tỉnh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ý Yên, Công ty Cổ phần May Sông Hồng tổ chức khánh thành và trao tặng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Đỗ Thị Tâm ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên.
Ngôi nhà trị giá 45 triệu đồng do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cùng Công ty cổ phần May Sông Hồng và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ý Yên tài trợ. Trong đó, người dân thôn Cổ Liêu nơi bà Tâm sinh sống cũng đã ủng hộ gia đình bằng ngày công để ngôi nhà sớm được hoàn thành. Gia đình bà Đỗ Thị Tâm là một trong những gia đình có nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Hiện bà đã ngoài 70 tuổi, sức khoẻ rất yếu và đang một mình nuôi dưỡng người con trai mắc bệnh tâm thần do bị lây nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Hướng tới kỉ niệm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam” năm nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Nam Định đã phối hợp với các đơn vị tài trợ trao tặng gần 80 suất quà trị giá gần 100 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam trên toàn tỉnh. Đồng thời đang tiến hành xây dựng thêm 2 căn nhà tình nghĩa cho hai gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở huyện Vụ Bản và Trực Ninh. Cũng trong đợt này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ý Yên đã phối hợp với Tỉnh hội xây dựng 4 ngôi nhà tình nghĩa với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong huyện.
* Tại Kon Tum, các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức các buổi mit tinh, gặp gỡ và tặng quà thăm hỏi các gia đình có người bị phơi nhiễm chất độc da cam. Ngày 8/8, tại huyện Sa Thầy, là một trong những địa phương đầu tiên trong nước bị rải chất độc da cam và bị ảnh hưởng lớn nhất trong cả nước đã tổ chức lễ mit tinh với sự tham gia của hàng trăm người dân tham gia.
Nhân dịp này, từ nguồn quỹ nạn nhân chất độc da cam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum tổ chức đến thăm, tặng quà 1.000 nạn nhân, mỗi phần quà trị giá 100.000 đồng. Riêng đối với 60 nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, bản thân không thể tự phục vụ đã được tặng mỗi phần qùa trị giá 1 triệu đồng. Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh còn khánh thành 6 ngôi nhà mới tặng gia đình nạn nhân, trị giá 30 triệu đồng/ngôi nhà; giúp đỡ 2 gia đình sửa chữa nhà dột nát với số tiền 15 triệu đồng/nhà; trao 31 suất học bổng, mỗi suất từ 500.000 đến 1 triệu đồng cho con em nạn nhân chất độc da cam có thành tích học tập tốt.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có trên 1.000 người được hưởng chế độ trợ cấp về ảnh hưởng chất độc da cam và 609 hồ sơ đang chờ hội đồng giám định của tỉnh xác định mức độ. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có khoảng 7.000 người nghi bị phơi nhiễm chất độc da cam.
* Tại Quảng Ngãi, Hội Nạn nhân chất độc da cam Quảng Ngãi phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tỉnh đã đi thăm và tặng 150 suất quà cho các nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Mộ Đức, Ba Tơ và Nghĩa Hành, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng. Hội phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Madison Quakers bàn giao nhà tình thương cho gia đình ông Võ Công Thạnh, ở thôn An Tráng, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa. Căn nhà có diện tích hơn 60 m2, được xây dựng kiên cố với kinh phí đầu tư trên 70 triệu đồng; trong đó, Tổ chức phi chính phủ Madison Quakers hỗ trợ 25 triệu đồng. Ông Thạnh và vợ đều tham gia kháng chiến chống Mỹ và là đối tượng bị địch bắt tù đày, bản thân ông Thạnh bị nhiễm chất độc da cam và thường xuyên đau ốm, hoàn cảnh rất khó khăn.
Ông Phạm Hồng Việt, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Mộ Đức cho biết: Hội đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện tổ chức gặp mặt, tọa đàm, tặng 30 suất quà cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn, mỗi suất quà 300.000 đồng tiền mặt cùng quà. Từ đầu năm 2012 đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện đã vận động quyên góp được gần 100 triệu đồng, xây dựng 2 nhà tình thương và tặng hàng chục suất quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều huyện trong tỉnh cũng vận động hàng trăm triệu đồng để tặng quà cho các nạn nhân chất độc gia cam
* Tại Bình Định, từ đầu tháng 6 đến nay, Hội Hội Bảo trợ nạn nhân chất độc dacam/diôxin tỉnh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh với số tiền trị giá trên 300 triệu đồng. Số tiền và quà này đã được các đơn vị tổ chức đến thăm và trao tận tay cho các nạn nhân da cam.
Tỉnh Bình Định có trên 41.000 lượt nạn nhân bị chất độc da cam đã được giúp đỡ với tổng số tiền hơn 14,712 tỷ đồng. Các tổ chức, đoàn thể đã có nhiều hoạt động thiết thực như thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh phát thuốc, phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng; hỗ trợ viện phí,cho vay vốn, tạo điều kiện học nghề giải quyết việc làm; tặng xe lăn, cấp học bỏng, hỗ trợ sữa chửa nhà ở và bảo trợ ngắn hạn và thường xuyên...Với sự giúp đỡ này, hầu hết nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, hòa nhập cộng đồng; trong đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình “vượt qua chính mình”, sống có ích cho gia đình và xã hội như Đặng Thị Đẹt ở Cát Hiệp - Phù Cát; Nguyễn Thành Tật, Nhơn Khánh – An Nhơn; Trương thị Mỹ Lệ, Cát Tân Phù Cát.
* Tại Tiền Giang, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã vận động được gần 1,8 tỉ đồng giúp gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong đó có cất và sửa chữa 28 căn nhà tình thương trị giá trên nửa tỉ đồng. Trong dịp kỷ niệm Ngày nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8 năm nay, tỉnh cũng tổ chức các đoàn thăm viếng, tặng 400 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trị giá 80 triệu đồng.
Theo ông Hồ Bé, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, để giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn, các cấp Hội đã cụ thể hóa nhiệm vụ chăm sóc đối tượng thành những chương trình trọng tâm như: vận động gây quỹ, xây cất nhà tình thương, thăm viếng tặng tiền quà, hỗ trợ vốn giúp đỡ gia đình nạn nhân vượt khó. Nhiều chương trình lớn đã đi vào đời sống như: chương trình “Vượt khó cùng ANCO”, cấp học bổng “Tiếp sức đến trường”, xây dựng nhà tình thương.. được các cấp hội triển khai có hiệu quả nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 14 hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin được trợ vốn trong khuôn khổ Chương trình “Vượt khó cùng ANCO” với tổng kinh phí tài trợ trên 182 triệu đồng
* Tại Bạc Liêu, đã thành lập nhiều đoàn thăm hỏi, động viên và tặng 200 phần quà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin, mỗi suất trị giá từ 300.000 - 500.000 đồng. Cũng trong dịp này, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh trao tặng 2 suất học bổng cho con nạn nhân chất độc da cam, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng và trao tặng 2 căn nhà tình thương cho gia đình nạn nhân chất độc da cam, tổng trị giá 50 triệu đồng.
Bạc Liêu có hơn 10.000 người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin nhưng đến nay chỉ có hơn 1.000 nạn nhân chất độc da cam được trợ cấp hàng tháng, số còn lại đang là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ông Huỳnh Ngọc Hổ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bạc Liêu cho biết: Mặc dù địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình, người nhiễm chất độc da cam/dioxin giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống nhưng chỉ giảm được một phần. Hiện tại, đời sống của nạn nhân, gia đình có người nhiễm chất độc da cam/dioxin còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành, các cấp, các nhà hảo tâm.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã trút xuống hai miền Nam, Bắc Việt Nam một khối lượng bom lớn hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào do Mỹ thực hiện trước đó. Theo các tài liệu khác nhau, với các chiến dịch Ranch Hand và Pacer Ivy, trong 10 năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học (tổng lượng điôxin là 366 kg), trong đó 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Từ đó tới nay, khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và 150.000 trẻ em Việt Nam bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra vẫn phải chịu hậu quả nặng nề của của chất đioxin, và không ai biết hậu quả này sẽ còn kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Với những hành động thiết thực và cụ thể từ các địa phương trong cả nước, chúng ta hy vọng sẽ phần nào giúp đỡ, chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam vươn lên, ổn định cuộc sống./.
Điện mừng các nước Singapore, Rumania và Ấn Độ  (09/08/2012)
Tuyên phạt 6 năm tù giam đối với Đinh Đăng Định về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (09/08/2012)
Chi ngân sách Nhà nước trong bảy tháng tăng 15%  (09/08/2012)
Nâng cao năng lực, vai trò của cộng đồng trong thực thi Luật Đất đai  (09/08/2012)
Nâng cao vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng  (09/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên