Nâng cao vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng
21:39, ngày 09-08-2012
Ngày 9-8-2012, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Viện nghiên cứu lập pháp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng”.
Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tăng cường nghiên cứu lập pháp và năng lực công nghệ thông tin truyền thông cho Viện nghiên cứu lập pháp” do UNDP hỗ trợ.
Tại Hội thảo, tham luận của các đại biểu tập trung về một số nội dung như: một số vấn đề chung về lý luận và thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, khuyến nghị đối với Việt Nam; việc thực hiện các chức năng của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng; hỗ trợ Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng….
Nhiều đại biểu nhận định: để nâng cao vai trò của Quốc hội trong phòng chống tham nhũng thì Quốc hội phải nâng cao chất lượng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế cơ hội tham nhũng; nâng cao chất lượng quyết định, phê chuẩn và giám sát ngân sách, quyết định các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia. Các quyết định của Quốc hội về kinh tế, tài chính, về ngân sách và chính sách tài khóa phải thực chất. Đồng thời cần phải xây dựng các thiết chế hỗ trợ trong phòng chống tham nhũng. Ông Hà Công Long, Phó Trưởng Ban Dân nguyện – Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh: cần nâng cao vai trò phát hiện tham nhũng của các đại biểu Quốc hội thông qua giữ mối quan hệ với cử tri và các tổ chức chính trị xã hội.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số tham nhũng tại Việt Nam năm 2011 là 2,9, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu là 112. Với tình trạng này, theo các chuyên gia cần phải sử dụng các biện pháp toàn diện để chống tham nhũng.
Thực trạng hiện nay, tham nhũng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội như lĩnh vực đất đai, tài chính ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng vốn – tài sản Nhà nước, công tác tổ chức cán bộ... Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng công tác này vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ông Trần Quốc Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận: Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với nhiều biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp và ngày càng khó phát hiện hơn.
Nguyên nhân của việc tham nhũng chưa được đẩy lùi là do các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chưa quyết liệt vào cuộc; thể chế chính sách về quản lý kinh tế, xã hội còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra, giám sát giữ kỷ cương kỷ luật chưa thực sự nghiêm...
Vì vậy, các đại biểu tại Hội thảo đều cho rằng, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch. Cần phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí./.
Tại Hội thảo, tham luận của các đại biểu tập trung về một số nội dung như: một số vấn đề chung về lý luận và thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, khuyến nghị đối với Việt Nam; việc thực hiện các chức năng của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng; hỗ trợ Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng….
Nhiều đại biểu nhận định: để nâng cao vai trò của Quốc hội trong phòng chống tham nhũng thì Quốc hội phải nâng cao chất lượng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế cơ hội tham nhũng; nâng cao chất lượng quyết định, phê chuẩn và giám sát ngân sách, quyết định các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia. Các quyết định của Quốc hội về kinh tế, tài chính, về ngân sách và chính sách tài khóa phải thực chất. Đồng thời cần phải xây dựng các thiết chế hỗ trợ trong phòng chống tham nhũng. Ông Hà Công Long, Phó Trưởng Ban Dân nguyện – Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh: cần nâng cao vai trò phát hiện tham nhũng của các đại biểu Quốc hội thông qua giữ mối quan hệ với cử tri và các tổ chức chính trị xã hội.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số tham nhũng tại Việt Nam năm 2011 là 2,9, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu là 112. Với tình trạng này, theo các chuyên gia cần phải sử dụng các biện pháp toàn diện để chống tham nhũng.
Thực trạng hiện nay, tham nhũng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội như lĩnh vực đất đai, tài chính ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng vốn – tài sản Nhà nước, công tác tổ chức cán bộ... Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng công tác này vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ông Trần Quốc Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận: Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với nhiều biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp và ngày càng khó phát hiện hơn.
Nguyên nhân của việc tham nhũng chưa được đẩy lùi là do các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chưa quyết liệt vào cuộc; thể chế chính sách về quản lý kinh tế, xã hội còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra, giám sát giữ kỷ cương kỷ luật chưa thực sự nghiêm...
Vì vậy, các đại biểu tại Hội thảo đều cho rằng, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch. Cần phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí./.
Phát động thi ảnh nghệ thuật tôn vinh "Sen trong đời sống văn hóa Việt"  (09/08/2012)
Đề xuất nhiều giải pháp phát triển khoa học công nghệ phục vụ công nghịêp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn  (08/08/2012)
Chính phủ họp Phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật  (08/08/2012)
Kỷ niệm trọng thể 45 năm ngày thành lập ASEAN  (08/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên