Đề xuất nhiều giải pháp phát triển khoa học công nghệ phục vụ công nghịêp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích về định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong nông nghiệp; công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; tổ chức hệ thống, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; môi trường hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Công tác đào tạo, sử dụng, đãi ngộ để phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ trong nông nghiệp cũng là vấn đề các đại biểu quan tâm tập trung thảo luận…
Sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) năm 1996 về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và nhiệm vụ đến năm 2010", đến nay khoa học và công nghệ nước ta đã có bước phát triển, đạt được một số thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ nông nghiệp đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu lớn về gạo, cao su, cà phê, thủy - hải sản…
Tuy vậy, các đại biểu cũng chỉ ra rằng, đến nay năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn thấp. Phần nhiều nông dân vùng sâu, vùng xa còn ít hiểu biết và rất thiếu thông tin về các giống mới, các quy trình công nghệ tiên tiến, về các nhu cầu đa dạng của thị trường… Tiềm năng của khoa học và công nghệ đối với phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn rất lớn chưa được khai thác và phát huy đầy đủ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn còn chậm, thiếu các giải pháp tạo động lực đối với việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất… Nhìn chung, so với các nước trong khu vực, khoa học và công nghệ nông nghiệp nước ta còn nhiều mặt tụt hậu.
TS Đặng Kim Sơn (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn) cho rằng, yếu tố cản trở lớn nhất cho hoạt động của các cơ quan khoa học công nghệ công lập hiện nay không phải là kinh phí hay cơ sở vật chất, mà chính là thiếu động lực cho đội ngũ cán bộ. Và nguyên nhân chính của việc cán bộ không có động lực là do chính sách, thể chế quản lý khoa học bất hợp lý.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển khoa học - công nghệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đề nghị cần chọn một số đề tài khoa học công nghệ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn để treo giải thưởng quốc gia, ai có thể thực hiện thì đăng ký, sau đó tự tìm kinh phí để thực hiện. Khi thành công, Nhà nước sẻ thưởng tiền, có thể gấp hàng chục lần chi phí mà người thực hiện đã bỏ ra, tính theo tỷ lệ % mà sáng tạo khoa học - công nghệ đó mang lại cho cộng đồng. “Điều này sẽ làm cho thị trường khoa học công nghệ cực kỳ sôi động”, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm kỳ vọng…
TS. Nguyễn Hữu Từ, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, Hội thảo là kênh thông tin quan trọng, góp phần hoàn thiện đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Sau Hội thảo, Văn phòng Trung ương sẽ tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học, quản lý, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương phát triển khoa học công nghệ nói chung, khoa học và công nghệ nông nghiệp nói riêng./.
Chính phủ họp Phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật  (08/08/2012)
Kỷ niệm trọng thể 45 năm ngày thành lập ASEAN  (08/08/2012)
Lãnh đạo Lào tiếp Đoàn cấp cao thành phố Hải Phòng  (08/08/2012)
Hội thảo khoa học "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng"  (08/08/2012)
Chính thức sáp nhập HBB vào SHB  (08/08/2012)
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên