Phát triển ngành cơ khí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cơ khí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Theo đó, việc chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng nhanh và vững chắc tỷ trọng nhóm ngành được ưu tiên lên 65%. Đến năm 2020, ngành cơ khí của Thành phố phấn đấu đạt trình độ công nghệ tương đương các nước hàng đầu trong khu vực, có thể xuất khẩu 40%-45% giá trị sản lượng hàng năm, đáp ứng trên 80% nhu cầu trang bị sản phẩm cao cấp và dịch vụ cơ khí cho các tỉnh phía Nam.
Để phục vụ cho mục tiêu này, nhu cầu đất công nghiệp của Thành phố đến năm 2015 vào khoảng 800-820 ha, đến năm 2020 cần thêm 550-580 ha. Về nhu cầu lao động ngành cơ khí, đến năm 2010 cần khoảng 265.000 người, năm 2015 khoảng 386.000 người, năm 2020 khoảng 516.000 người, trong đó 80% đã qua đào tạo. Về nguồn vốn dự kiến, 50% vốn vay thương mại, 30% vốn nước ngoài, 20% vốn khác (thu được từ cổ phần hóa, đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, ODA....).
Trong định hướng phát triển công nghiệp, Thành phố chú trọng:
- Ưu tiên phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, các sản phẩm cơ khí tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, thân thiện môi trường, phát triển dịch vụ cơ khí.
- Khai thác tiềm năng và huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào việc đầu tư phát triển ngành cơ khí. Quan tâm đặc biệt đến việc kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và công nghệ mới. Trong mỗi chuyên ngành cơ khí, Thành phố hình thành một doanh nghiệp đầu đàn, làm trung tâm hỗ trợ cho các cơ sở cơ khí vệ tinh phát triển.
- Trước mắt tiếp tục tận dụng hạ tầng kỹ thuật hiện có và phát huy sản xuất thu hút nhiều lao động tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của một số chuyên ngành cơ khí truyền thống.
- Ưu tiên sản phẩm trọng điểm gồm: ô-tô, phương tiện vận tải thủy, máy công cụ, máy chuyên dùng, máy móc thiết bị điện, cơ khí chính xác, máy động lực, cơ khí tiêu dùng, dịch vụ cơ khí...
- Tập trung sản xuất cơ khí lớn vào khu công nghiệp chuyên ngành, chuyển dịch dần cơ khí gia công thô ra khỏi nội đô, đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường một cách triệt để. Khuyến khích, tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất đạt giải thưởng “Doanh nghiệp xanh” của thành phố./.
Chính sách phát triển nông nghiệp của In-đô-nê-xi-a  (30/05/2008)
Chính sách phát triển nông nghiệp của In-đô-nê-xi-a  (30/05/2008)
Thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc  (30/05/2008)
Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới Hà Nội  (30/05/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm