Thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30-5 đến ngày 2-6.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt - Trung đang gặt hái những thành tựu đáng kể trong những năm qua.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã ký 54 hiệp định cấp Nhà nước và 59 văn kiện hợp tác khác, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài. Những chuyến viếng thăm thường xuyên của khoảng hơn 100 đoàn cấp cao, cấp bộ, ngành địa phương mỗi năm đã củng cố và làm phong phú thêm mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.
Năm 1993, Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ. Tới năm 1999, hai nước ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền và nhất trí đẩy nhanh và hoàn thành công tác phân giới cắm mốc vào tháng 6-2008. Hai bên ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ năm 2000 và ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ năm 2004. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 12-2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, biến phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng thỏa thuận đưa hai nước thành “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng được đẩy mạnh. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch thương mại song phương lên tới 15 tỉ USD vào năm 2007, tăng 44% so với mức 10,42 tỉ USD năm 2006.
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11-2006 của Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, hai bên đã nhất trí cải thiện cơ cấu mậu dịch, thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều cũng như đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác.
Với thỏa thuận hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, hai nước đang tập trung đầu tư cho các dự án cải tạo và xây dựng đường sắt, đường cao tốc, cảng biển và các khu kinh tế cửa khẩu nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Quảng Tây.
Về đầu tư, tính đến cuối 2006, Trung Quốc đứng thứ 15 trong tổng số 74 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt trên 843 triệu USD. 399 dự án đầu tư còn hiệu lực của Trung Quốc đã tạo ra hơn 53.000 việc làm cho người lao động Việt Nam và mang lại tổng doanh thu hơn 1 tỉ USD.
Về giáo dục, mỗi năm chính phủ Trung Quốc cấp 130 xuất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện hơn 20 trường đại học ở Việt Nam có quan hệ giao lưu, hợp tác với 40 trường đại học, học viện của Trung Quốc. Riêng năm 2006, ước tính có khoảng 10.000 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Trung Quốc.
Hai nước cũng đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng như không ngừng đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên./.
Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới Hà Nội  (30/05/2008)
Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình  (29/05/2008)
Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình  (29/05/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm