Ông Nguyễn Tấn Dũng tái trúng cử Thủ tướng Chính phủ
Sáng ngày 25-7, sau khi nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng báo cáo kết quả thảo luận của các đại biểu Quốc hội với dự kiến nhân sự Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; nghe Chủ tịch nước báo cáo tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Quốc hội thảo luận và thông qua danh sách bầu nhân sự do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trình trước Quốc hội ngày 24-7.
Với số phiếu bầu 96,96%, Quốc hội phê chuẩn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ; Bà Nguyễn Thị Doan, đạt số phiếu 71,81%, giữ chức vụ Phó chủ tịch nước; Ông Trương Hoà Bình, đạt số phiếu 85, 4%, giữ chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Ông Trần Quốc Vượng đạt số phiếu 92,09%, giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hộiđọc tờ trình về số Phó chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Dân tộc; số Phó Chủ nhiệm, Ủy viên của mỗi Ủy ban của Quốc hội và Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội.
Cụ thể, số Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc bầu 5 Phó Chủ tịch chuyên trách và 3 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm; 5 Phó Chủ tịch chuyên trách giúp Chủ tịch phụ trách các khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Bắc, Đông Bắc, các tỉnh Nam Bộ với tổng số thành viên là 39.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật là 4 (như khóa XI) giúp Chủ nhiệm về các lĩnh vực công tác: Giám sát, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước và các dự án khác do Ủy ban chủ trì; tham gia thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc và các ủy ban khác chủ trì. Tổng số thành viên của ủy ban là 35.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp là 4, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề công tác giám sát, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp và các dự án khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội giao; thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác do Ủy ban chủ trì. Tổng số thành viên là 34.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế là 4, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các lĩnh vực kinh tế, hoạt động kinh doanh và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao. Tổng số thành viên của Ủy ban là 36.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách là4, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề tài chính, ngân sách, phân bổ ngân sách Trung ương và tổng quyết toán ngân sách Nhà nước và các dự án do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao. Tổng số thành viên là 35.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh là 2, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các lĩnh vực Quốc phòng và An ninh. Tổng số thành viên là 34.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng là 4, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non, giáo dục đại học - cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, văn hóa thông tin, công tác thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Tổng số là 39 thành viên.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội là 4, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các lĩnh vực: Chính sách đối với người có công, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, về giới, tôn giáo, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách: Y tế, dân số… Tổng số là 40 ủy viên.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường là 4, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa học tự nhiên và Công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách. Tổng số ủy viên là 37.
Số Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại là 3, giúp Chủ nhiệm Ủy ban về các lĩnh vực đối ngoại đa phương, đối ngoại song phương. Tổng số có 30 ủy viên.
Đoàn Thư ký kỳ họp gồm 13 thành viên, trong đó có Trưởng đoàn thư ký và 12 thư ký.
Theo kế hoạch, kết quả bầu các chức danh này dự kiến sẽ được công bố vàongày 28/7 tới.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17-11-1949, quê ở thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau; là cử nhân luật, đại biểu Quốc hội khóa X, XI và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII tại Hải Phòng với số phiếu 99%. Sau khi đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng ở địa phương, tháng 1-1995, đồng chí Nguyễn Tấn Dũnggiữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Tháng 6-1996 đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị và được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng đến năm 1997. Từ năm 1997 đếntháng 6 năm 2006, tại phiên họp Quốc hội giữa nhiệm kỳ, đồng chí được bầu làm Thủ tướng Chính phủ cho đến nay. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII, ngày 25-7 -2007, đồng chí được Quốc hội tín nhiệm bầu lại làm Thủ tướng Chính phủ. |
Ông Nguyễn Tấn Dũng tái trúng cử Thủ tướng Chính phủ  (25/07/2007)
Môn-ca-đa - Bản anh hùng ca bất diệt  (25/07/2007)
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc  (25/07/2007)
Đổi mới và nâng cao chất lượng của quy trình lập pháp  (25/07/2007)
Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế  (25/07/2007)
Nhập khẩu: thực tiễn và những vấn đề cấp bách đang đặt ra  (25/07/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay