Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khoá XII
Trong phiên họp sáng 23-7, Chủ tịch Quốc hội khoá XI Nguyễn Phú Trọng đã được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội khoá XII, với 97,97% số phiếu đồng ý.
Cũng trong phiên họp này, Quốc hội đã bầu bốn Phó Chủ tịch Quốc hội gồm ông Nguyễn Đức Kiên, ông Uông Chu Lưu, bà Tòng Thị Phóng và ông Huỳnh Ngọc Sơn.
Quốc hội cũng đã bầu 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm ông Ksor Phước, ông Nguyễn Văn Thuận, bà Lê Thị Thu Ba, ông Hà Văn Hiền, ông Phùng Quốc Hiển, ông Lê Quang Bình, ông Đào Trọng Thi, bà Trương Thị Mai, ông Đặng Vũ Minh, ông Nguyễn Văn Son, ông Phạm Minh Tuyên, ông Trần Thế Vượng và ông Trần Đình Đàn.
Trong bài phát biểu nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội khoá XII Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII và cá nhân tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân”.
Ngay sau khi phát biểu nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội khoá XII Nguyễn Phú Trọng đã đọc Tờ trình danh sách đề cử ông Nguyễn Minh Triết để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng (tên thường gọi: Nguyễn Phú Trọng) sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944.
Từ năm 1963 đến năm 1967: đồng chí học Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ tháng 12-1967 đến tháng 8-1973: đồng chí là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, đi thực tế ở Thanh Oai, Hà Tây (năm 1971). Từ tháng 9-1973 đến tháng 4-1976: nghiên cứu sinh kinh tế chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, là Chi ủy viên. Từ tháng 5-1976 đến tháng 8/1980: đồng chí là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ. Từ tháng 9-1980 đến tháng 8-1981: đồng chí học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Từ tháng 9-1981 đến tháng 7-1983: Thực tập sinh bảo vệ Phó tiến sĩ Khoa học lịch sử (chuyên ngành Xây dựng Đảng) tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô. Từ tháng 8-1983 đến tháng 2-1989: đồng chí là Phó Ban (1983-1987), Trưởng Ban Xây dựng Đảng (1987-1989); Phó Bí thư rồi Bí thư Đảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (1985-1991). Từ tháng 3-1989 đến tháng 8-1996: đồng chí là Ủy viên Ban Biên tập (1989 - 1990), Phó Tổng Biên tập (1990 - 1991), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (1991-1996) Từ tháng 1-1994 đến nay: đồng chí là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X. Từ tháng 8-1996 đến tháng 2-1998: đồng chí là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học, trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Từ tháng 12-1997 đến nay đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X. Từ tháng 2-1998 đến tháng 1-2000: đồng chí phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng. Từ tháng 3-1998 đến tháng 8-2006: đồng chí là Phó Chủ tịch (1998 - 2001) rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (2001 - 2006). Từ tháng 8-1999 đến tháng 4-2001: đồng chí tham gia Thường trực Bộ Chính trị. Từ tháng 1-2000 đến tháng 6-2006: đồng chí là Bí thư Thành ủy Hà Nội các Khóa XII, XIII, XIV. Từ tháng 5-2002 đến nay: đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa XI và khóa XII. Từ tháng 6-2006 đến nay: là Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Ngày 23/7/2007, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XII./. |
Tạp chí Cộng sản đón nhận Huân chương It-sa-la hạng II của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào  (23/07/2007)
Văn kiện Đảng toàn tập - Tập 51 (1991)  (20/07/2007)
Văn kiện Đảng toàn tập - Tập 50 (1-1990 - 5-1991)  (20/07/2007)
Văn kiện Đảng toàn tập - Tập 49 (1988-1989)  (20/07/2007)
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (20/07/2007)
Pháp luật về quản lý các thị trường tài chính  (20/07/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay