Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022
TCCS - Ngày 28-5-2022, tại thành phố Sơn La, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Cùng dự buổi lễ có lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, tỉnh Sơn La và đông đảo đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La.
Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, sản phẩm OCOP ở trong và ngoài nước; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các bộ, ngành, doanh nghiệp đã lựa chọn nơi đây để tổ chức lễ hội.
Thủ tướng nêu rõ, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khu vực nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được nâng lên. Dịch COVID-19 diễn ra trong hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế và bảo đảm an ninh lương thực của nước ta.
Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu trên thế giới với trị giá hơn 48 tỷ USD năm 2021, trong đó rau quả đóng góp gần 3,6 tỷ USD. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, tính hiệu quả của việc chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó Sơn La là một điểm sáng về phát triển cây ăn trái.
Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả trên có được là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của người nông dân.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung và trái cây nói riêng vẫn còn những khó khăn, thách thức. Đó là nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu; vùng nguyên liệu chưa tập trung; quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng; yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe; phát thải khí metal gây ô nhiễm môi trường...
Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII vừa qua đã thảo luận, cho ý kiến về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Để phát triển nông nghiệp hiệu quả và gia tăng giá trị, ngành nông nghiệp nói chung và Sơn La nói riêng cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ngành trái cây; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đây là định hướng chiến lược phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và của vùng Tây Bắc và cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Thủ tướng nêu rõ, để nông sản, trái cây, sản phẩm OCOP phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung giải quyết 5 vấn đề căn bản là: Xây dựng thương hiệu; quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác công - tư; phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.
Ngành nông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong thời gian qua. Nhưng để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm từ khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để nông nghiệp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa cho khu vực nông thôn.
Thủ tướng tin tưởng rằng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tích cực chủ động hội nhập, với ý chí “Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền” và tinh thần “Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” của người nông dân Việt Nam; cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước; nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ phát triển ngày càng vươn xa như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn khi lên thăm Nông trường Mộc Châu, Sơn La năm 1959: “Luôn luôn cố gắng; khắc phục khó khăn; tiến lên thật hăng; làm tròn nhiệm vụ”./.
Trung Duy (tổng hợp)
Kinh nghiệm của Sơn La trong phục hồi và phát triển kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19  (27/05/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ  (21/05/2022)
Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam  (20/05/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển