Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đầu tư thực hiện chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển
TCCS - Ngày 24-3-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Nghị quyết đặt ra 26 chỉ tiêu, đến nay có 24/26 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó 8 chỉ tiêu về đích trước 2 năm, 16 chỉ tiêu đạt vào năm 2020.
Cụ thể, đến nay cả nước xác nhận được 9,2 triệu người có công, trong đó trên 1,3 triệu người đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng. Có 99,5% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư địa phương. Về chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, bình quân hằng năm đã giải quyết việc làm trong nước cho 1,5 - 1,6 triệu người và đưa trên 100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, khoảng 2 - 2,2%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5%.
Phát triển bảo hiểm xã hội có sự đột phá, đến nay có khoảng 32% lực lượng lao động tham gia, riêng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2019 có thêm gần 300 nghìn người tham gia, đưa tổng số người tham gia lên khoảng 574 nghìn người, bằng 10 năm thực hiện trước đó. Đến hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85,3 triệu người, chiếm 90% dân số, cơ bản đã bao phủ toàn dân, vượt trước 4 năm so với mục tiêu Nghị quyết. Về chính sách trợ giúp xã hội, hiện có gần 3% số dân được hưởng trợ cấp tiền mặt hằng tháng, trong đó có 1,65 triệu người cao tuổi.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, qua sơ kết cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, có nhiều điểm sáng trong chính sách người có công, an sinh xã hội. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Người có công ở Việt Nam rất lớn, được quan tâm liên tục. Diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội ngày càng được mở rộng. Thu nhập của người lao động tăng. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, chính sách xã hội còn chưa bao phủ hết các đối tượng, triển khai chưa đồng bộ. Ở một số nơi, một số cấp chưa quyết liệt. Vẫn còn 2 chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.
Thủ tướng chỉ rõ trong bối cảnh mới, đất nước đối diện nhiều thách thức như già hóa dân số, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 lây lan hiện nay, càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội. Đặt vấn đề phát triển song hành, hài hòa giữa kinh tế và xã hội là một yêu cầu, Thủ tướng nêu rõ việc tiếp tục kế thừa quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5, nhấn mạnh quan điểm con người là trung tâm của quá trình phát triển, bảo đảm chính sách xã hội phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa với phát triển kinh tế. Đầu tư thực hiện chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm theo Nghị quyết Trung ương 5 là chính sách xã hội phải bảo đảm phát triển bao trùm, toàn diện, đặc biệt nâng cao chất lượng phát triển con người, tạo việc làm đầy đủ, việc làm tốt cho mọi người; kiểm soát tốt hơn nữa phân hóa giàu nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội, đạt bình đẳng giới. Ở Việt Nam, phải xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm, tập trung giải quyết nhóm nghèo nhất, vùng nghèo nhất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc. An sinh xã hội phải phát triển toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, Thủ tướng cho rằng, phải cố gắng tối đa thực hiện một số nội dung và nghiên cứu đề án về chính sách xã hội giai đoạn 2021 - 2030 để trình Ban Chấp hành Trung ương. Theo Thủ tướng, trước mắt, phát huy mọi nguồn lực chống dịch COVID-19 hiệu quả; nghiên cứu một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, thiết thực với người lao động; tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đánh giá các chính sách trên từng lĩnh vực để có cơ sở đề xuất, bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế chính sách mới phù hợp; tiếp tục nâng cấp, mở rộng, thực hiện đầy đủ chính sách người có công, giải quyết tốt vấn đề tồn đọng.
Thủ tướng cũng lưu ý việc phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản; trợ giúp xã hội linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của người dân và cộng đồng sau thiên tai, thảm họa với tinh thần bảo đảm hỗ trợ kịp thời người yếu thế, thiệt thòi khắc phục rủi ro, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Cùng với đó là phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lĩnh vực nông nghiệp, lao động phi chính thức; quản lý nhà nước tốt hơn đối với các công ty bảo hiểm.
Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, cơ cấu lại nội dung sao cho nổi bật, nhất là phải nêu được các trở ngại về thể chế, chính sách, những mô hình, cách làm, vai trò của chính quyền địa phương, cơ sở. Một số vấn đề về tiêu chí xã hội cần toàn diện hơn như môi trường, đạo đức xã hội. Phân bổ nguồn lực cho các chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn, Thủ tướng lấy ví dụ về nhà ở xã hội hiện có tỷ lệ còn thấp, cần khắc phục. “Đây là vấn đề lớn, nhất là đối với giai cấp công nhân chúng ta” khi mà nhiều công nhân đi làm thuê suốt mà không có nhà ở. Thủ tướng cho rằng, nên có hội nghị toàn quốc ở thời điểm phù hợp tổng kết toàn diện các vấn đề chính sách xã hội để lắng nghe thêm ý kiến, từ đó có chính sách xã hội 10 năm tới tốt hơn./.
Linh Anh (tổng hợp)
Cả nước chia sẻ, chung tay đóng góp phòng, chống đại dịch COVID-19  (18/03/2020)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam  (14/03/2020)
Việt Nam có đủ năng lực, nguồn lực, kinh nghiệm và ý chí để phòng, chống dịch COVID-19  (14/03/2020)
Chính phủ sẽ có những chính sách tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19  (12/03/2020)
Thủ tướng thị sát tiến độ thi công cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận  (10/03/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển