Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Apec về vòng đàm phán Đô-ha
Chúng tôi, các nhà Lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, nơi các nền kinh tế chiếm gần 50% tổng thương mại thế giới, nhấn mạnh tầm quan trọng cốt yếu của hệ thống thương mại toàn cầu với nền tảng là các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và quyết tâm của chúng tôi nhằm sớm kết thúc thành công Vòng đàm phán Đô-ha.
Kể từ khi các cuộc đàm phán được khởi động vào năm 2001, chúng tôi đã thúc giục nhằm hướng tới các kết quả cụ thể đối với tất cả các khía cạnh của Vòng đàm phán Đô-ha, coi đó như cách tốt nhất để thúc đẩy các mục tiêu quan trọng về kinh tế và phát triển. Các cuộc đàm phán hứa hẹn những tiềm năng chưa từng có nhằm tạo lập một môi trường thương mại tốt hơn và giảm bớt các rào cản đối với thương mại và tạo nên một môi trường toàn cầu tự do hơn, cân bằng hơn và an toàn hơn, tại đó chúng ta có thể cạnh tranh.
Chúng tôi nhất định cho rằng việc đồng thuận chỉ có thể đạt được trên cơ sở các kết quả tham vọng và cân bằng để mang lại việc tiếp cận thị trường một cách thực tế và to lớn cho nông sản, hàng hóa công nghiệp và dịch vụ cũng như việc giảm thực sự và đáng kể các trợ cấp nông nghiệp bóp méo thương mại. Điều này có thể tạo nên các luồng thương mại mới phục vụ lợi ích của tất cả chúng ta, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Thương mại rằng chưa bao giờ có nhu cầu khẩn thiết hơn bây giờ đối với việc đạt được các tiến triển trong đàm phán.
Chương trình nghị sự Đô-ha rất rộng - nhưng thành công tổng thể ở giai đoạn này lại phụ thuộc chủ yếu vào các tiến triển sớm trong lĩnh vực nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp. Hiện đã có những tiến triển thực sự trong các lĩnh vực này và quan điểm kiên định của chúng tôi là những bất đồng còn lại có thể được giải quyết thành công.
Các cuộc đàm phán tập trung đã được khôi phục tại Giơ-ne-vơ và chúng tôi cam kết ý chí chính trị, sự linh hoạt và tham vọng nhằm đảm bảo trong năm nay, các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Vòng đàm phán Đô-ha sẽ bước vào chặng cuối.
Với tinh thần đó, các Bộ trưởng của chúng tôi sẽ khôi phục đàm phán trên cơ sở các bản dự thảo của Chủ tịch Nhóm đàm phán về nông nghiệp và tiếp cận thị trường phi nông nghiệp. Chúng tôi kêu gọi tất cả thành viên WTO cùng triển khai các hành động tương tự.
UNCTAD: Kinh tế thế giới tiếp tục đà tăng trưởng  (11/09/2007)
Đầu tư gần 1,2 tỉ USD ra nước ngoài  (11/09/2007)
Việt Nam đã sẵn sàng rồi!  (10/09/2007)
Việt Nam đã sẵn sàng rồi!  (10/09/2007)
Cần tôn trọng lịch sử  (10/09/2007)
Dốt nát hay kiêu ngạo, hay…  (10/09/2007)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên