Khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế
TCCSĐT - Sáng ngày 6-9-2010, tại thành phố Huế, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã chính thức khai mạc. Đến dự Đại hội có 349 đại biểu chính thức đại diện cho 35.171 đảng viên trong toàn Đảng bộ và các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các ban của Đảng ở Trung ương. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng dự và chỉ đạo Đại hội.
Đánh giá nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII, Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, trong năm năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy giảm chung về kinh tế và thiên tai nhưng Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên - Huế đã phát huy truyền thống cách mạng phấn đấu đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Thành tựu trước hết là kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 12%/ năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong GDP tăng từ 78,6% năm 2005 lên 84,5% năm 2010; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 21,6% xuống còn 15,4%. Các ngành dịch vụ có bước phát triển đa dạng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế so sánh đưa du lịch phát triển cả về qui mô và chất lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tỷ trọng GDP bình quân đầu người trong tỉnh ước đạt 1.150 USD/năm. Thu ngân sách đạt trên 3000 tỉ đồng/ năm.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, chỉnh trang đô thị. Vùng đồng bằng được được ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Vùng gò đồi miền núi được ưu tiên đầu tư hạ tầng cho phát triển sản xuất công nghiệp, kinh tế rừng gắn với kinh tế trang trại là kinh tế chủ lực của rừng. Vùng ven biển và đầm phá được tập trung phát triển theo hướng xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thành phố Huế được ưu tiên đầu tư theo hướng tập trung chỉnh trang và khai thác các thế mạnh về du lịch, dịch vụ, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, xây dựng thành trung tâm văn hóa xã hội của tỉnh.
Về giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, chính trị xã hội ổn định. Đặc biệt công tác xây dựng Đảng luôn được tăng cường, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai tốt đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, tạo sự thống nhất đoàn kết trong Đảng cũng như ngoài xã hội.
Với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển bền vững, xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong hững trung tâm lớn của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, phấn đấu đưa GDP tăng bình quân 13% /năm, GDP đầu người năm 2015 đạt trên mức trung bình của cả nước (khoảng 2.300USD/người/năm), Đại hội đề ra các nhiệm vụ chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng một cách đồng bộ tất cả các lĩnh vực, ngành có ưu thế nhằm tạo bước đột phá trong phát triển toàn diện, bền vững kinh tế - xã hội.
Thay đổi thành viên UBND một số tỉnh, thành phố  (06/09/2010)
Diễn đàn quốc tế ASEM ứng phó biến đổi khí hậu  (06/09/2010)
Chương mới trong “hồ sơ hạt nhân” gây nhiều tranh cãi của I-ran  (06/09/2010)
Đảng Cộng sản Phần Lan: Lịch sử hình thành và phát triển  (06/09/2010)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên