Cấp bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai phi công hy sinh tại Nghệ An
21:42, ngày 27-07-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 919/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai liệt sỹ thuộc Bộ Quốc phòng là Đại tá Phạm Giang Nam, nguyên quán xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Thượng tá Khuất Mạnh Trí, nguyên quán phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Trong ngày 27-7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định truy thăng quân hàm sỹ quan đối với hai phi công của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện.
Đồng chí Phạm Giang Nam được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Thượng tá lên Đại tá. Đồng chí Khuất Mạnh Trí được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Trung tá lên Thượng tá.
Như TTXVN đã đưa tin, lúc 11 giờ 16 phút, ngày 26-7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút cùng ngày.
Máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam.
Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978, nhập ngũ ngày 20-9-1995, giờ bay tích lũy 1.130 giờ 37 phút, giờ bay trong năm 111 giờ 08 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21, Su-22.
Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972, nhập ngũ ngày 12-9-1991, giờ bay tích lũy 1.178 giờ 32 phút, giờ bay trong năm 106 giờ 58 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21Bis, Su-22M.
Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ, đơn vị Quân đội và các địa phương trên địa bàn Quân khu 4 kịp thời khắc phục hậu quả, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Bên cạnh đó, cùng với cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương làm tốt công tác chính sách, chủ động thăm hỏi, động viên gia đình hai phi công.
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu hai phi công Khuất Mạnh Trí và Phạm Giang Nam từ 7 giờ đến 9 giờ, ngày 28-7 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4 (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).
Sau lễ truy điệu, thi hài hai đồng chí được đưa về hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, thành phố Hà Nội và an táng tại quê nhà.
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 như đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến thẩm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hòa Bình
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Hòa Bình. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình có 369.792 ha đất nông nghiệp, chiếm 46,22%; đất phi nông nghiệp là 73.104 ha, chiếm 9,14%; đất đô thị 13.650 ha, chiếm 1,71%.
Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp có 76.113 ha; khu lâm nghiệp 313.097 ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có 44.738 ha; khu phát triển công nghiệp 2.843 ha; khu đô thị có 13.650 ha; khu thương mại - dịch vụ 4.601 ha; khu dân cư nông thôn có 46.873 ha.
Từ năm 2016 - 2020, có 20.346 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp; 20.794 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; 121 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở.
Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.
Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê.
Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai...
Không xuất khẩu quặng nguyên khai, tinh quặng vàng, đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipden đến năm 2025, có xét đến năm 2035. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipden phải bảo đảm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu khoáng của nền kinh tế; không xuất khẩu quặng nguyên khai, tinh quặng vàng, đồng.
Quy hoạch phấn đấu vào năm 2020 sản lượng khai tuyển đạt 146,433 nghìn tấn tinh quặng vàng, 216 nghìn tấn tinh quặng đồng, 103 nghìn tấn tinh quặng niken. Đến năm 2025 đạt 146,393 nghìn tấn tinh quặng vàng, 206 nghìn tấn tinh quặng đồng, 118 nghìn tấn tinh quặng niken, 1.500 tấn tinh quặng molipden.
Quy hoạch xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipden giai đoạn đến năm 2025 có xét đến năm 2035 đối với từng loại như sau: Quặng vàng khoảng 3.795 tỷ đồng, quặng đồng khoảng 2.830,5 tỷ đồng, quặng niken khoảng 2.151 tỷ đồng và molipden khoảng 620,4 tỷ đồng.
Nhà nước sẽ hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến sâu kim loại vàng, đồng, niken và molipden. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động; công bố công khai tọa độ ranh giới các dự án quy hoạch quặng vàng, đồng, niken và molipden. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ ranh giới mỏ và các điểm mỏ mới được phát hiện và khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quặng vàng, đồng, niken và molipden quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, chỉ đạo chủ đầu tư các dự án khẩn trương thực hiện công tác đánh giá, thăm dò các mỏ quặng vàng, đồng, niken, molipden đã cấp phép khai thác nhưng chưa được thăm dò tuân thủ theo quy định của pháp luật về khoáng sản; xử lý nghiêm theo quy định đối với các dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản...
Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thủ tướng biểu dương các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng và các bộ, ngành liên quan đã chuẩn bị chu đáo, chi tiết các hồ sơ, tài liệu và các công việc cần thiết phục vụ cho Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Lâm Đồng.
Để Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt kết quả tốt, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan hoàn thiện Báo cáo chính về thực trạng và giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời chỉ đạo hoàn thiện các báo cáo tham luận tại Hội nghị.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đôn đốc và lên danh sách các đại biểu đến từ các doanh nghiệp, hiệp hội, Liên minh Hợp tác xã, đại diện hộ gia đình và các tổ chức quốc tế...
Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Cổng TTĐT Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các cơ quan thông tin truyền thông đưa tin về Hội nghị./.
Đồng chí Phạm Giang Nam được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Thượng tá lên Đại tá. Đồng chí Khuất Mạnh Trí được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Trung tá lên Thượng tá.
Như TTXVN đã đưa tin, lúc 11 giờ 16 phút, ngày 26-7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút cùng ngày.
Máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam.
Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978, nhập ngũ ngày 20-9-1995, giờ bay tích lũy 1.130 giờ 37 phút, giờ bay trong năm 111 giờ 08 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21, Su-22.
Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972, nhập ngũ ngày 12-9-1991, giờ bay tích lũy 1.178 giờ 32 phút, giờ bay trong năm 106 giờ 58 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21Bis, Su-22M.
Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ, đơn vị Quân đội và các địa phương trên địa bàn Quân khu 4 kịp thời khắc phục hậu quả, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Bên cạnh đó, cùng với cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương làm tốt công tác chính sách, chủ động thăm hỏi, động viên gia đình hai phi công.
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu hai phi công Khuất Mạnh Trí và Phạm Giang Nam từ 7 giờ đến 9 giờ, ngày 28-7 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4 (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).
Sau lễ truy điệu, thi hài hai đồng chí được đưa về hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, thành phố Hà Nội và an táng tại quê nhà.
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 như đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến thẩm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hòa Bình
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Hòa Bình. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình có 369.792 ha đất nông nghiệp, chiếm 46,22%; đất phi nông nghiệp là 73.104 ha, chiếm 9,14%; đất đô thị 13.650 ha, chiếm 1,71%.
Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp có 76.113 ha; khu lâm nghiệp 313.097 ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có 44.738 ha; khu phát triển công nghiệp 2.843 ha; khu đô thị có 13.650 ha; khu thương mại - dịch vụ 4.601 ha; khu dân cư nông thôn có 46.873 ha.
Từ năm 2016 - 2020, có 20.346 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp; 20.794 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; 121 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở.
Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.
Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê.
Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai...
Không xuất khẩu quặng nguyên khai, tinh quặng vàng, đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipden đến năm 2025, có xét đến năm 2035. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipden phải bảo đảm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu khoáng của nền kinh tế; không xuất khẩu quặng nguyên khai, tinh quặng vàng, đồng.
Quy hoạch phấn đấu vào năm 2020 sản lượng khai tuyển đạt 146,433 nghìn tấn tinh quặng vàng, 216 nghìn tấn tinh quặng đồng, 103 nghìn tấn tinh quặng niken. Đến năm 2025 đạt 146,393 nghìn tấn tinh quặng vàng, 206 nghìn tấn tinh quặng đồng, 118 nghìn tấn tinh quặng niken, 1.500 tấn tinh quặng molipden.
Quy hoạch xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipden giai đoạn đến năm 2025 có xét đến năm 2035 đối với từng loại như sau: Quặng vàng khoảng 3.795 tỷ đồng, quặng đồng khoảng 2.830,5 tỷ đồng, quặng niken khoảng 2.151 tỷ đồng và molipden khoảng 620,4 tỷ đồng.
Nhà nước sẽ hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến sâu kim loại vàng, đồng, niken và molipden. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động; công bố công khai tọa độ ranh giới các dự án quy hoạch quặng vàng, đồng, niken và molipden. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ ranh giới mỏ và các điểm mỏ mới được phát hiện và khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quặng vàng, đồng, niken và molipden quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, chỉ đạo chủ đầu tư các dự án khẩn trương thực hiện công tác đánh giá, thăm dò các mỏ quặng vàng, đồng, niken, molipden đã cấp phép khai thác nhưng chưa được thăm dò tuân thủ theo quy định của pháp luật về khoáng sản; xử lý nghiêm theo quy định đối với các dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản...
Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thủ tướng biểu dương các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng và các bộ, ngành liên quan đã chuẩn bị chu đáo, chi tiết các hồ sơ, tài liệu và các công việc cần thiết phục vụ cho Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Lâm Đồng.
Để Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt kết quả tốt, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan hoàn thiện Báo cáo chính về thực trạng và giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời chỉ đạo hoàn thiện các báo cáo tham luận tại Hội nghị.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đôn đốc và lên danh sách các đại biểu đến từ các doanh nghiệp, hiệp hội, Liên minh Hợp tác xã, đại diện hộ gia đình và các tổ chức quốc tế...
Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Cổng TTĐT Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các cơ quan thông tin truyền thông đưa tin về Hội nghị./.
Phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai  (27/07/2018)
Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam dưới tác động của việc cải thiện môi trường pháp lý(*)  (27/07/2018)
Dấu ấn PTSC - CGGV và tàu Bình Minh 02  (27/07/2018)
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và tác động đến kinh tế Việt Nam  (27/07/2018)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay