Giới thiệu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tới đại sứ, đại diện ngoại giao
22:13, ngày 11-05-2018
Sáng 11-5, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tới Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội và các bộ, ngành trong nước.
Ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, với quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, những năm qua, cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có tín đồ, phật tử, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo, nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, trong đó có cả người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tôn giáo, tạo hành lang pháp lý thuận lợi không chỉ cho mọi người sống đạo và hành đạo mà còn là căn cứ quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước ủy quyền thực hiện.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và Quốc hội đã dành hơn 1 năm để Chính phủ quy định chi tiết một điều khoản được giao trong luật cũng như các biện pháp để đảm bảo các điều khoản của Luật được thực hiện trên thực tế.
Thông tin về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà cho biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống riêng, đều duy trì sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, ổn định tại các cơ sở thờ tự, các điểm nhóm và tại tư gia.
Có thể nói trên 95% dân số Việt Nam có thực hành các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Riêng tôn giáo, tính đến tháng 6-2017, Nhà nước đã công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ chiếm 27% dân số (tăng 35% so với năm 2003), 60.799 chức sắc (tăng 65%), 133.662 chức việc (tăng 69%); số lượng cơ sở thờ tự có 27.916 (tăng 33%).
Nhìn chung, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực.
Các tổ chức đã được công nhận hay mới cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đều có đường hướng, phương châm hành đạo gắn bó với dân tộc, sinh hoạt tôn giáo ổn định, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Phần lớn chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo đều tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, nhân đạo, xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ người khó khăn, yếm thế trong cuộc sống... đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.
Một số lễ trọng của các tổ chức tôn giáo lớn trở thành lễ hội văn hóa, tinh thần chung của đông đảo nhân dân, thể hiện Đạo-Đời hòa hợp, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, trong đó có người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đó làm cho đồng bào có đạo yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Nhà nước, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn tồn tại một số vấn đề như một số vụ việc gây mất an ninh trật tự trên địa bàn; nội bộ một số tổ chức tôn giáo có sự phân hóa vẫn còn; một số hoạt động tôn giáo vi phạm quy định của pháp luật; một số chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong các cơ quan lãnh đạo của một số tổ chức tôn giáo có biểu hiện sa sút đạo hạnh, không giữ được uy tín trong tổ chức.
Bên cạnh đó, hoạt động lợi dụng tôn giáo để kích động, gây rối, gây mất an ninh trật tự, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của một số đối tượng xấu vẫn xảy ra.
Về tín nguỡng, tính đến tháng 7-2015, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Ông Bùi Thanh Hà cho biết, nguyên tắc trong chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật…
Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà đã giới thiệu tới Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội và các bộ, ngành trong nước những điểm mới cơ bản của Luật và Nghị định số 162 như mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thời gian được công nhận là tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm còn 5 năm. Luật dành một chương quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…/.
Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tôn giáo, tạo hành lang pháp lý thuận lợi không chỉ cho mọi người sống đạo và hành đạo mà còn là căn cứ quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước ủy quyền thực hiện.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và Quốc hội đã dành hơn 1 năm để Chính phủ quy định chi tiết một điều khoản được giao trong luật cũng như các biện pháp để đảm bảo các điều khoản của Luật được thực hiện trên thực tế.
Thông tin về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà cho biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống riêng, đều duy trì sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, ổn định tại các cơ sở thờ tự, các điểm nhóm và tại tư gia.
Có thể nói trên 95% dân số Việt Nam có thực hành các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Riêng tôn giáo, tính đến tháng 6-2017, Nhà nước đã công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ chiếm 27% dân số (tăng 35% so với năm 2003), 60.799 chức sắc (tăng 65%), 133.662 chức việc (tăng 69%); số lượng cơ sở thờ tự có 27.916 (tăng 33%).
Nhìn chung, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực.
Các tổ chức đã được công nhận hay mới cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đều có đường hướng, phương châm hành đạo gắn bó với dân tộc, sinh hoạt tôn giáo ổn định, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Phần lớn chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo đều tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, nhân đạo, xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ người khó khăn, yếm thế trong cuộc sống... đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.
Một số lễ trọng của các tổ chức tôn giáo lớn trở thành lễ hội văn hóa, tinh thần chung của đông đảo nhân dân, thể hiện Đạo-Đời hòa hợp, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, trong đó có người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đó làm cho đồng bào có đạo yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Nhà nước, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn tồn tại một số vấn đề như một số vụ việc gây mất an ninh trật tự trên địa bàn; nội bộ một số tổ chức tôn giáo có sự phân hóa vẫn còn; một số hoạt động tôn giáo vi phạm quy định của pháp luật; một số chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong các cơ quan lãnh đạo của một số tổ chức tôn giáo có biểu hiện sa sút đạo hạnh, không giữ được uy tín trong tổ chức.
Bên cạnh đó, hoạt động lợi dụng tôn giáo để kích động, gây rối, gây mất an ninh trật tự, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của một số đối tượng xấu vẫn xảy ra.
Về tín nguỡng, tính đến tháng 7-2015, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Ông Bùi Thanh Hà cho biết, nguyên tắc trong chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật…
Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà đã giới thiệu tới Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội và các bộ, ngành trong nước những điểm mới cơ bản của Luật và Nghị định số 162 như mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thời gian được công nhận là tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm còn 5 năm. Luật dành một chương quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…/.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện mừng Thủ tướng Malaysia  (11/05/2018)
Ngày làm việc thứ năm Hội nghị Trung ương 7 khóa XII  (11/05/2018)
Cuộc bầu cử Quốc hội ở Italia và những tác động  (11/05/2018)
Chính sách tiền lương: Nguyên nhân bất cập  (10/05/2018)
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran đặt ra nhiều thách thức  (10/05/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên