Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
TCCSĐT - Chiều 27-6-2019, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và thăm Nhật Bản từ ngày 27-6 đến ngày 1-7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam tại sân bay quốc tế Kansai có ông Kiyoto Tsuji, Thứ trưởng, Nghị sĩ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản; ông Kiminori Iwama, Đại sứ, Cục trưởng Lễ tân, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cùng lãnh đạo tỉnh Osaka. Về phía Việt Nam, có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam và Phu nhân, cùng đại diện cộng đồng người Việt tại Osaka.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Nhật Bản được tổ chức từ ngày 28 đến 29-6 tại thành phố Osaka. Đây là Hội nghị G20 lần thứ 14, diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm với nhiều rủi ro, bất trắc do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang căng thẳng trở lại, nhiều điểm nóng địa - chính trị diễn ra phức tạp. Hợp tác và liên kết kinh tế tuy vẫn được thúc đẩy nhưng nhiều thể chế và diễn đàn đa phương gặp khó khăn, đang tìm hướng cải cách để thích ứng với bối cảnh mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh với nhiều vấn đề đặt ra cần tăng cường hợp tác quốc tế để xử lý.
Các nội dung thảo luận chính tại hội nghị G20, dự kiến là kinh tế toàn cầu, thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo và kinh tế số, môi trường, năng lượng và biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, việc làm, phụ nữ, y tế.
Năm nay, nước chủ nhà Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời đặc biệt và tham dự các hội nghị và cuộc họp trong khuôn khổ G20 năm 2019; tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung Hội nghị.
Theo chương trình, bên cạnh việc tham dự các phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự Thượng đỉnh G20. Thủ tướng cũng sẽ có một số cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp, tổ chức hữu nghị Vùng Kansai trong thời gian ở Osaka.
Ngay khi đến nơi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh đây là lần thứ 4 trong vòng hơn 10 năm qua, Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, một diễn đàn đa phương quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu. Điều này khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với uy tín và vị thế của một Việt Nam đổi mới và hội nhập; một đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, qua đó tin tưởng, kỳ vọng Việt Nam tiếp tục đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây cũng là minh chứng cho quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, cùng chia sẻ, ủng hộ nhau trong nhiều vấn đề quốc tế, khu vực.
Là đối tác có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang đóng góp tích cực và thực chất vào nội dung nghị sự của G20, nhất là trong việc củng cố hệ thống thương mại đa phương, liên kết kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng chất lượng cao, thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo, kinh tế số, thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa rác thải nhựa, tăng cường vai trò phụ nữ… Đây đều là những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững và bao trùm ở tất cả các quốc gia.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp tới, Việt Nam, từ thực tiễn phát triển của một quốc gia đang vươn lên và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, sẽ chia sẻ với bạn bè quốc tế tầm nhìn, ý tưởng hợp tác và nỗ lực của Việt Nam trong góp phần xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu nói trên với mong muốn chung tay cùng cộng đồng quốc tế vì một hành tinh xanh, một thế giới hòa bình, cùng phát triển thịnh vượng và không có ai bị bỏ lại phía sau.
Có thể thấy, việc Nhật Bản mời Việt Nam tham dự một hội nghị quan trọng với tư cách khách mời đặc biệt xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản rất đặc biệt. Chúng ta là một người bạn rất tin cậy đối với Nhật Bản. Thứ hai, chính vị thế của đất nước ta cũng đang lên. Các nước thành viên G20 cũng rất coi trọng Việt Nam.
Ba vấn đề then chốt mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi trọng và đưa ra thảo luận ở hội nghị lần này gồm: Cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế số và môi trường, đặc biệt là môi trường trên biển. Cả 3 chủ đề đó đều liên quan mật thiết tới lợi ích của chúng ta và hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia giải quyết.
Chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định thêm chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn do Đại hội XII của Đảng đề ra, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam phát triển năng động, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế./.
Về những thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay  (28/06/2019)
Đảng bộ Tạp chí Cộng sản học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung của Hội nghị Trung ương 10 khóa XII  (27/06/2019)
Sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với uy tín và vị thế của một Việt Nam đổi mới và hội nhập  (26/06/2019)
Quyết định tư pháp và đoán định tư pháp của người dân - phạm trù pháp lý mới cần được quan tâm trong thực tiễn tư pháp nước ta  (25/06/2019)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên