Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với Litva
22:01, ngày 23-10-2017
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Litva Dalia Grybauskaite, đoàn Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm và làm việc tại Cộng hòa Litva từ ngày 22 đến ngày 24-10-2017.
Sáng 23-10 theo giờ địa phương, tại thành phố Vilnius, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã hội đàm với Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite và hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Litva Viktoras Pranckietis.
Tại buổi hội đàm với Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Litva. Phó Chủ tịch nước đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư.
Phó Chủ tịch nước đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước tại các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, UNESCO và Diễn đàn Á-Âu (ASEM); đề nghị Litva ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), thúc đẩy EU sớm ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Tổng thống Dalia Grybauskaite khẳng định coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, nhấn mạnh hai nước mặc dù xa cách về mặt địa lý, nhưng có nhiều điểm tương đồng; đề nghị hai bên hợp tác trong những lĩnh vực công nghiệp tái tạo, đổi mới sáng tạo, năng lượng, xử lý rác thải, chế biến gỗ…; bên cạnh đó, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cao tăng cường thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư và sớm đàm phán, ký một số Hiệp định như: Hiệp định hợp tác kinh tế; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định hợp tác giáo dục; Hiệp định nhận trở lại công dân; Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao... tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.
Tổng thống Dalia Grybauskaite đánh giá tốt đẹp về cộng đồng người Việt Nam tại Litva, vui mừng thấy càng có nhiều người Việt nhập quốc tịch Litva.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị phía Litva tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ổn định cuộc sống và hoà nhập tại nước sở tại, là cầu nối cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Tại buổi hội kiến Chủ tịch Quốc hội Litva Viktoras Pranckietis, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao vai trò của Quốc hội Litva trong tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam; cảm ơn Litva tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc, hội nhập và đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội Litva.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; hy vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Litva quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị Litva tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản, thuỷ sản… của Việt Nam thâm nhập thị trường Litva và Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các mặt hàng là thế mạnh của Litva vào thị trường Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Litva khẳng định mong muốn tăng cường trao đổi đoàn để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Litva cũng nhấn mạnh mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư với Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, các sản phẩm gỗ… cũng như đẩy mạnh hợp tác giáo dục-đào tạo, giao lưu nhân dân và du lịch; bày tỏ coi trọng quan hệ ASEAN-EU.
Ông cũng ủng hộ quan hệ Việt Nam-EU, trong đó có việc ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), tin tưởng hiệp định sẽ mang lại lợi ích kinh tế - thương mại, đầu tư cho tất cả các bên./.
Tại buổi hội đàm với Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Litva. Phó Chủ tịch nước đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư.
Phó Chủ tịch nước đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước tại các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, UNESCO và Diễn đàn Á-Âu (ASEM); đề nghị Litva ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), thúc đẩy EU sớm ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Tổng thống Dalia Grybauskaite khẳng định coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, nhấn mạnh hai nước mặc dù xa cách về mặt địa lý, nhưng có nhiều điểm tương đồng; đề nghị hai bên hợp tác trong những lĩnh vực công nghiệp tái tạo, đổi mới sáng tạo, năng lượng, xử lý rác thải, chế biến gỗ…; bên cạnh đó, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cao tăng cường thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư và sớm đàm phán, ký một số Hiệp định như: Hiệp định hợp tác kinh tế; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định hợp tác giáo dục; Hiệp định nhận trở lại công dân; Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao... tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.
Tổng thống Dalia Grybauskaite đánh giá tốt đẹp về cộng đồng người Việt Nam tại Litva, vui mừng thấy càng có nhiều người Việt nhập quốc tịch Litva.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị phía Litva tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ổn định cuộc sống và hoà nhập tại nước sở tại, là cầu nối cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Tại buổi hội kiến Chủ tịch Quốc hội Litva Viktoras Pranckietis, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao vai trò của Quốc hội Litva trong tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam; cảm ơn Litva tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc, hội nhập và đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội Litva.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; hy vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Litva quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị Litva tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản, thuỷ sản… của Việt Nam thâm nhập thị trường Litva và Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các mặt hàng là thế mạnh của Litva vào thị trường Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Litva khẳng định mong muốn tăng cường trao đổi đoàn để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Litva cũng nhấn mạnh mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư với Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, các sản phẩm gỗ… cũng như đẩy mạnh hợp tác giáo dục-đào tạo, giao lưu nhân dân và du lịch; bày tỏ coi trọng quan hệ ASEAN-EU.
Ông cũng ủng hộ quan hệ Việt Nam-EU, trong đó có việc ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), tin tưởng hiệp định sẽ mang lại lợi ích kinh tế - thương mại, đầu tư cho tất cả các bên./.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách nhà nước  (23/10/2017)
Giới doanh nghiệp Anh lo ngại không đạt được thỏa thuận với EU  (23/10/2017)
Đại hội lần thứ hai Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary  (23/10/2017)
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Campuchia phát động ủng hộ đồng bào lũ lụt  (23/10/2017)
Cử tri và nhân dân kiến nghị 6 vấn đề lớn  (23/10/2017)
Vụ VN Pharma: Tạm giam Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường  (23/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên