Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh
21:57, ngày 13-10-2017
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, chiều 13-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Tổ đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đơn vị 1 - Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri Quận 1, Quận 3, Quận 4.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về những nội dung sẽ được bàn thảo tại Kỳ họp thứ 4. Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét thông qua năm dự án luật, cho ý kiến đối với chín dự án luật và bàn về các vấn đề kinh tế - xã hội, hoạt động giám sát các vấn đề quan trọng khác.
Những vấn đề “nóng” như mở rộng hình thức tố cáo; minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập, vấn đề phòng, chống tham nhũng; việc sắp xếp lại bộ máy, tổ chức, tinh giản biên chế; việc triển khai các dự án BOT tại một số địa phương còn nhiều bức xúc; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, quản lý thông tin trên mạng xã hội... đã được các cử tri Quận 1, Quận 3 và Quận 4 nêu ra với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các đại biểu Quốc hội.
Thay mặt các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn cử tri đã nêu những ý kiến, kiến nghị tâm huyết, trách nhiệm cao về các nội dung hết sức quan trọng, bức thiết. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng xem xét, xử lý kịp thời.
Trao đổi về một số dự án luật dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết đây là vấn đề được nhiều đại biểu cử tri cả nước quan tâm; nhấn mạnh trong dự thảo luật dự kiến được trình ra Kỳ họp thứ 4 đã tiếp thu, đề cập những vấn đề được cử tri nêu ra.
Luật Tố cáo (sửa đổi) đã quy định hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp; các hình thức đơn thư đã được mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho những người tố cáo; bổ sung những quy định liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo để người dân phát huy quyền công dân của mình, kịp thời phát hiện và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi tội phạm. Vấn đề minh bạch và quản lý kê khai tài sản trong dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được bổ sung, mở rộng hơn phạm vi những người phải kê khai tài sản và trách nhiệm phải giải trình nguồn gốc tài sản...
Về vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; đổi mới, sắp xếp chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo, trùng lắp; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kết quả còn thấp; tỷ lệ người phục vụ ở khối văn phòng cao; số lãnh đạo cấp phó còn nhiều...
Hội nghị Trung ương 6 khóa XII mới đây đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trong đó đã nêu rõ mục tiêu tổng quát: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và cải cách chế độ tiền lương.
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2021, sửa đổi, bổ sung một số quy định cần thiết liên quan đến tổ chức bộ máy và cơ bản hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm cấp phó. Thực hiện thí điểm và sơ kết, tổng kết một số mô hình mới về tổ chức bộ máy để tinh gọn đầu mối. Tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã không đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo quy định và sắp xếp hợp lý thôn, tổ dân phố.
Từ năm 2021 và những năm tiếp theo, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương của Đảng liên quan đến đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy thành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, khắc phục được tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố theo các tiêu chuẩn quy định.
“Trung ương thảo luận, cho nhiều ý kiến về các giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện với tinh thần cái gì đã rõ rồi thì kiên quyết làm, làm ngay. Cái gì thấy chưa đủ chín, có thể làm thí điểm, trên cơ sở thí điểm sẽ triển khai rộng rãi; làm có lộ trình với quyết tâm chính trị cao. Chứ nếu không làm được việc tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế thì khó có thể nói là cải tiến, cải cách được chế độ tiền lương”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Về chủ đề phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và sự nỗ lực phối hợp tốt của các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng, nhất là việc kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta đã đạt được những kết quả rất tích cực...
Thời gian tới, cần tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp. Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hoạt động thanh tra trong thực thi công vụ, nhất là công tác cán bộ, kỷ luật hành chính. Tăng cường phòng, chống, phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng; thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát.
Về các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, việc thực hiện chủ trương huy động nguồn lực xã hội trong đó có hình thức hợp đồng BOT là đúng đắn, giúp giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc lựa chọn dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư chưa hợp lý. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, công tác thiết kế, định gí, thẩm định còn sai sót, chưa chặt chẽ làm tăng giá trị dự toán công trình. Một số quy định của pháp luật và thực tế triển khai về thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt của nhân dân các vùng có đặt trạm thu phí không hợp lý.
“Trung ương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra toàn diện tất cả các dự án BOT. Chúng ta phải tiến hành nhiều giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật và khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; cần tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung, hình thức hợp đồng BOT nói riêng thời gian qua để đánh giá những mặt được và những hạn chế, bất cập từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu. Riêng các dự án đã phát hiện ra sai sót, vi phạm, phải tập trung xây dựng các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ.
Về chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe người dân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã đặt quyết tâm giải quyết một cách có hiệu quả giải quyết dứt điểm những yếu kém trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để làm sao “mỗi người dân được ăn sạch, được uống sạch, không lo sợ thực phẩm mất vệ sinh, không lo ngại việc bị ngộ độc thực phẩm”.
Quốc hội đã đưa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vào chuyên đề giám sát tối cao, Chính phủ phải định kỳ báo cáo với Quốc hội về kết quả thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chia sẻ với các cử tri về vấn đề nâng cao sức khỏe người dân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, bảo vệ sức khỏe người dân phải quan tâm tới nhiều vấn đề, trong đó có khám, chữa bệnh, nhất là việc sử dụng thuốc. Vừa qua vụ án liên quan đến việc nhập khẩu thuốc chữa ung thư không đảm bảo chất lượng đã được đưa ra xét xử. Dư luận nhìn chung chưa đồng tình với bản án mà tòa đã tuyên, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Các cơ quan chức năng đã kháng án, đề nghị đưa vụ án ra xét xử lại trên cơ sở phải tiếp tục điều tra một số vấn đề mà chưa được làm rõ. Trung ương, Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra toàn diện các thủ tục liên quan đến việc cho phép nhập khẩu loại thuốc này để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Y tế./.
Những vấn đề “nóng” như mở rộng hình thức tố cáo; minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập, vấn đề phòng, chống tham nhũng; việc sắp xếp lại bộ máy, tổ chức, tinh giản biên chế; việc triển khai các dự án BOT tại một số địa phương còn nhiều bức xúc; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, quản lý thông tin trên mạng xã hội... đã được các cử tri Quận 1, Quận 3 và Quận 4 nêu ra với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các đại biểu Quốc hội.
Thay mặt các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn cử tri đã nêu những ý kiến, kiến nghị tâm huyết, trách nhiệm cao về các nội dung hết sức quan trọng, bức thiết. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng xem xét, xử lý kịp thời.
Trao đổi về một số dự án luật dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết đây là vấn đề được nhiều đại biểu cử tri cả nước quan tâm; nhấn mạnh trong dự thảo luật dự kiến được trình ra Kỳ họp thứ 4 đã tiếp thu, đề cập những vấn đề được cử tri nêu ra.
Luật Tố cáo (sửa đổi) đã quy định hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp; các hình thức đơn thư đã được mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho những người tố cáo; bổ sung những quy định liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo để người dân phát huy quyền công dân của mình, kịp thời phát hiện và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi tội phạm. Vấn đề minh bạch và quản lý kê khai tài sản trong dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được bổ sung, mở rộng hơn phạm vi những người phải kê khai tài sản và trách nhiệm phải giải trình nguồn gốc tài sản...
Về vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; đổi mới, sắp xếp chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo, trùng lắp; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kết quả còn thấp; tỷ lệ người phục vụ ở khối văn phòng cao; số lãnh đạo cấp phó còn nhiều...
Hội nghị Trung ương 6 khóa XII mới đây đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trong đó đã nêu rõ mục tiêu tổng quát: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và cải cách chế độ tiền lương.
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2021, sửa đổi, bổ sung một số quy định cần thiết liên quan đến tổ chức bộ máy và cơ bản hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm cấp phó. Thực hiện thí điểm và sơ kết, tổng kết một số mô hình mới về tổ chức bộ máy để tinh gọn đầu mối. Tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã không đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo quy định và sắp xếp hợp lý thôn, tổ dân phố.
Từ năm 2021 và những năm tiếp theo, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương của Đảng liên quan đến đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy thành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, khắc phục được tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố theo các tiêu chuẩn quy định.
“Trung ương thảo luận, cho nhiều ý kiến về các giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện với tinh thần cái gì đã rõ rồi thì kiên quyết làm, làm ngay. Cái gì thấy chưa đủ chín, có thể làm thí điểm, trên cơ sở thí điểm sẽ triển khai rộng rãi; làm có lộ trình với quyết tâm chính trị cao. Chứ nếu không làm được việc tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế thì khó có thể nói là cải tiến, cải cách được chế độ tiền lương”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Về chủ đề phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và sự nỗ lực phối hợp tốt của các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng, nhất là việc kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta đã đạt được những kết quả rất tích cực...
Thời gian tới, cần tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp. Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hoạt động thanh tra trong thực thi công vụ, nhất là công tác cán bộ, kỷ luật hành chính. Tăng cường phòng, chống, phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng; thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát.
Về các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, việc thực hiện chủ trương huy động nguồn lực xã hội trong đó có hình thức hợp đồng BOT là đúng đắn, giúp giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc lựa chọn dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư chưa hợp lý. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, công tác thiết kế, định gí, thẩm định còn sai sót, chưa chặt chẽ làm tăng giá trị dự toán công trình. Một số quy định của pháp luật và thực tế triển khai về thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt của nhân dân các vùng có đặt trạm thu phí không hợp lý.
“Trung ương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra toàn diện tất cả các dự án BOT. Chúng ta phải tiến hành nhiều giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật và khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; cần tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung, hình thức hợp đồng BOT nói riêng thời gian qua để đánh giá những mặt được và những hạn chế, bất cập từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu. Riêng các dự án đã phát hiện ra sai sót, vi phạm, phải tập trung xây dựng các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ.
Về chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe người dân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã đặt quyết tâm giải quyết một cách có hiệu quả giải quyết dứt điểm những yếu kém trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để làm sao “mỗi người dân được ăn sạch, được uống sạch, không lo sợ thực phẩm mất vệ sinh, không lo ngại việc bị ngộ độc thực phẩm”.
Quốc hội đã đưa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vào chuyên đề giám sát tối cao, Chính phủ phải định kỳ báo cáo với Quốc hội về kết quả thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chia sẻ với các cử tri về vấn đề nâng cao sức khỏe người dân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, bảo vệ sức khỏe người dân phải quan tâm tới nhiều vấn đề, trong đó có khám, chữa bệnh, nhất là việc sử dụng thuốc. Vừa qua vụ án liên quan đến việc nhập khẩu thuốc chữa ung thư không đảm bảo chất lượng đã được đưa ra xét xử. Dư luận nhìn chung chưa đồng tình với bản án mà tòa đã tuyên, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Các cơ quan chức năng đã kháng án, đề nghị đưa vụ án ra xét xử lại trên cơ sở phải tiếp tục điều tra một số vấn đề mà chưa được làm rõ. Trung ương, Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra toàn diện các thủ tục liên quan đến việc cho phép nhập khẩu loại thuốc này để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Y tế./.
Việt Nam - Indonesia ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng  (13/10/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt thân mật các đại biểu nông dân xuất sắc  (13/10/2017)
Thành phố Đà Nẵng đã sẵn sàng cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017  (13/10/2017)
Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo khắc phục thiên tai tại Yên Bái  (13/10/2017)
Hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu  (13/10/2017)
Mỗi cán bộ mặt trận là nhân tố tích cực củng cố đoàn kết trên địa bàn  (13/10/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên