Quản lý rủi ro thiên tai và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu
TCCSĐT - Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng ngày quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ngày 13-10-2017, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị về quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và tăng cường khả năng chống chịu nông nghiệp với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham dự của gần 200 đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng chống thiên tai tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, thiên tai gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thiên tai trong những năm gần đây xảy ra ngày càng khốc liệt và diễn biến bất thường. Điển hình là trận lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái và một số tỉnh lân cận đã làm 44 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính 1.200 tỷ đồng. Vào giữa tháng 9, cơn bão số 10 có tên quốc tế là Doksuri được cho là mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây đã quét qua địa bàn các tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 09 người thiệt mạng, khoảng 193.000 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, thiệt hại ước tính khoảng 385 triệu USD. Gần đây nhất, trong 2 ngày 09 và 10-10, đợt mưa lũ trên diện rộng tại các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã và đang gây ra hậu quả nặng nề trên địa bàn rộng. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai tại Việt Nam đã làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế ở mức từ 1-1,5% GDP. Ngành nông nghiệp được đánh giá dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hầu hết các loại hình thiên tai.
Chính vì vậy Hội nghị về quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và tăng cường khả năng chống chịu nông nghiệp với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhân Ngày quốc tế Giảm nhẹ thiên tai với chủ đề “Nhà nhà an toàn: Giảm rủi ro và sơ tán khi có thiên tai” là dịp để các nhà quản lý, các chuyên gia và mọi người cùng nhìn lại, chia sẻ, cùng nhau hành động, tăng cường nỗ lực chung để giảm thiểu tác động, nâng cao an toàn cho cộng đồng, người dân trước thiên tai, hướng tới một tương lai an toàn hơn.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường, hoạt động kinh tế càng tăng thì rủi ro do thiên tai gây ra có thể càng lớn, nhất là ở những nước có sự phát triển thiếu đồng bộ về nhiều mặt. Vì thế, công tác phòng, chống thiên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được ưu tiên hàng đầu, là yếu tố quan trọng, quyết định đến quy mô, tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Công tác này đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, bên cạnh những kinh nghiệm truyền thống, cần tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu và đặc biệt là tăng cường, phát triển các công cụ hỗ trợ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học - công nghệ trong dự báo, cảnh báo và quản lý thiên tai tổng hợp. Hoạt động về phòng, chống thiên tai cũng cần được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và từng địa phương.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đã nỗ lực không ngừng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, từng bước chuyển nhận thức và hành động từ ứng phó sang chủ động phòng tránh và tiến tới quản lý rủi ro thiên tai. Nhờ những nỗ lực đó, nhận thức của người dân được nâng cao, hệ thống thể chế được tăng cường, cơ sở vật chất và hạ tầng phòng, chống thiên tai được xây dựng, củng cố, góp phần tăng cường năng lực quốc gia, từng bước hình thành một xã hội phòng ngừa, chống chịu tốt hơn trước các tác động thiên tai và biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, thực trạng tổn thất về kinh tế do thiên tai gây ra vẫn là thách thức lớn. Nông nghiệp, một lĩnh vực được đánh giá là dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế cần từng bước được xây dựng theo hướng sản xuất nông nghiệp thông minh, có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Để làm được điều này, cần nghiên cứu đầy đủ các tác động trực tiếp và tiềm tàng của thiên tai đến nền nông nghiệp, thực nghiệm mô hình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất, công nghệ bảo quản phù hợp với đặc thù thiên tai, phát triển thị trường, thúc đẩy xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh liên tục, góp phần giúp người dân ứng phó, bảo vệ sản xuất và kinh doanh chủ động hơn trước tác động bất thường của thiên tai.
Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp để nâng cao nhận thức, hiểu biết, khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin rủi ro thiên tai cho người dân, cũng như khả năng thực hiện của người dân; thúc đẩy hợp tác công - tư, hướng sự đầu tư tập trung hơn cho công tác chuẩn bị, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Từ góc độ giải pháp tài chính, kế hoạch đầu tư, bên cạnh việc bố trí nguồn vốn của Nhà nước đầu tư có mục tiêu theo các chương trình, dự án cấp thiết, cần kết hợp lồng ghép các chương trình liên quan; thúc đẩy phối hợp, hợp tác quốc tế về hỗ trợ vốn và kĩ thuật; thí điểm sử dụng các công cụ tài chính giảm nhẹ thiên tai, như sử dụng có hiệu quả dự phòng ngân sách, các nguồn quỹ kết hợp phát triển bảo hiểm và tái bảo hiểm, nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân v.v… bảo vệ nguồn tài chính bền vững, linh hoạt, có khả chống chịu với các cú sốc tổn thất kinh tế do thiên tai gây ra./.
Phát động Cuộc thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020  (13/10/2017)
Vai trò của khoa học xã hội và việc định hướng phát triển văn hóa  (13/10/2017)
Một số luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế  (13/10/2017)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm  (12/10/2017)
Tổng Bí thư: Chống tham nhũng là cuộc chiến cam go, đòi hỏi kiên trì  (12/10/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên