Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm
22:15, ngày 12-10-2017
TCCSĐT - Chiều 12-10-2017, tại Hà Nội, trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
Công tác chuẩn bị cho Tuần lễ APEC đã cơ bản hoàn tất
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác chuẩn bị Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết đây là hoạt động cuối cùng và quan trọng nhất trong Năm APEC 2017. Hiện nay, công tác tổ chức chuẩn bị cơ sở vật chất cho các sự kiện như các khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm báo chí đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho các hoạt động, các cuộc họp cũng như đón tiếp các đại biểu và báo chí.
Để đảm bảo cho các hoạt động của Tuần lễ cấp cao diễn ra thông suốt, trang trọng đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn thông lệ của APEC, có hiệu quả, tiết kiệm, cách đây vài ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã chủ trì sơ duyệt các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, đồng thời chỉ đạo các phương án tổ chức lễ tân, báo chí, hậu cần và các phương án dự phòng khác, các vấn đề an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà lãnh đạo, các đại biểu, các khách mời, báo chí, các tổ chức, cá nhân tham gia Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Mong muốn Campuchia bảo đảm quyền lợi cho người Campuchia gốc Việt
Trả lời câu hỏi về việc chính quyền Campuchia có kế hoạch cấp lại giấy tờ cho ngoại kiều ở Campuchia trong đó có người Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nhấn mạnh: “Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia cũng như vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai nước."
Người phát ngôn cho biết trên tinh thần đó, Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp chính đáng của người Campuchia gốc Việt như tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao hai nước thời gian qua, phù hợp với luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế. Người phát ngôn nêu rõ: "Chúng tôi mong rằng, trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý của mình, người dân được duy trì cuộc sống ổn định tiếp tục góp sức đối với đời sống kinh tế-xã hội của Campuchia, góp phần củng cố tăng cường hữu nghị truyền thống hợp tác toàn diện giữa hai nước”.
Củng cố các lập luận, chứng cứ bào chữa cho Đoàn Thị Hương
Thông tin về việc bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Việc xét xử hiện nay chưa kết thúc, Bộ Ngoại giao đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, các luật sư Malaysia để củng cố các lập luận, chứng cứ bào chữa cho Đoàn Thị Hương".
Trước đó, sáng 09-10, Đoàn Thị Hương cùng nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah trong vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol, người được cho là ông Kim Jong-nam - người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã được đưa đến Cục hóa chất Malaysia tại bang Selangor. Theo New Straits Times, hai nghi phạm mặc áo chống đạn được đưa đến Cục hóa chất vào lúc 9 giờ sáng (giờ địa phương) trong các xe cảnh sát đặc biệt. Vào lúc 10 giờ, tại Phòng thí nghiệm của Cục này, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục xét xử kín, không có sự tham dự của báo giới.
Việt Nam lên tiếng về vụ tàu hải quân Philippines bắn tàu cá Phú Yên
Trả lời câu hỏi liên quan đến vụ việc tàu hải quân Philippines bắn vào tàu cá của Phú Yên (Việt Nam) làm chết hai ngư dân hồi tháng 9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhắc lại quan điểm của Việt Nam là phải đối xử nhân đạo đối với ngư dân, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với ngư dân.
Người phát ngôn nêu rõ: "Chúng tôi yêu cầu Philippines phải khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm, sớm thông báo cho phía Việt Nam kết quả chính thức có hình thức xin lỗi phù hợp và bồi thường tính mạng, tài sản của các ngư dân. Chúng tôi cũng ghi nhận những hợp tác cho đến nay của Philippines trong vấn đề này."
Trước đó, ngày 23-9-2017, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao nhận được thông tin lực lượng Cảnh sát biển Philippines đã bắn vào tàu cá của tỉnh Phú Yên mang số hiệu PY 96173 TS làm chết 02 ngư dân và bắt giữ một số ngư dân khác. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines liên hệ ngay với các cơ quan chức năng của Philippines (Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng) xác minh thông tin và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Phía Philippines cho biết tàu cá PY 96173 TS đã hoạt động đánh bắt cá trái phép tại vùng biển Bolinao, tỉnh Pangasinan của Philippines trong khoảng thời gian từ 20 giờ 30 ngày 22-9-2017 đến 1 giờ 00 ngày 23-9-2017 và có hành vi cố ý sử dụng tàu cá ngăn cản, tấn công tàu PS19 của phía Cảnh sát biển Philippines trong quá trình bị truy đuổi. Lực lượng Cảnh sát biển Philippines đã bắn súng vào tàu cá PY 96173 TS khi tàu này có ý đâm vào phần đầu của lực lượng Cảnh sát Biển Philippines./.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác chuẩn bị Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết đây là hoạt động cuối cùng và quan trọng nhất trong Năm APEC 2017. Hiện nay, công tác tổ chức chuẩn bị cơ sở vật chất cho các sự kiện như các khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm báo chí đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho các hoạt động, các cuộc họp cũng như đón tiếp các đại biểu và báo chí.
Để đảm bảo cho các hoạt động của Tuần lễ cấp cao diễn ra thông suốt, trang trọng đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn thông lệ của APEC, có hiệu quả, tiết kiệm, cách đây vài ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã chủ trì sơ duyệt các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, đồng thời chỉ đạo các phương án tổ chức lễ tân, báo chí, hậu cần và các phương án dự phòng khác, các vấn đề an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà lãnh đạo, các đại biểu, các khách mời, báo chí, các tổ chức, cá nhân tham gia Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Mong muốn Campuchia bảo đảm quyền lợi cho người Campuchia gốc Việt
Trả lời câu hỏi về việc chính quyền Campuchia có kế hoạch cấp lại giấy tờ cho ngoại kiều ở Campuchia trong đó có người Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nhấn mạnh: “Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia cũng như vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai nước."
Người phát ngôn cho biết trên tinh thần đó, Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp chính đáng của người Campuchia gốc Việt như tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao hai nước thời gian qua, phù hợp với luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế. Người phát ngôn nêu rõ: "Chúng tôi mong rằng, trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý của mình, người dân được duy trì cuộc sống ổn định tiếp tục góp sức đối với đời sống kinh tế-xã hội của Campuchia, góp phần củng cố tăng cường hữu nghị truyền thống hợp tác toàn diện giữa hai nước”.
Củng cố các lập luận, chứng cứ bào chữa cho Đoàn Thị Hương
Thông tin về việc bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Việc xét xử hiện nay chưa kết thúc, Bộ Ngoại giao đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, các luật sư Malaysia để củng cố các lập luận, chứng cứ bào chữa cho Đoàn Thị Hương".
Trước đó, sáng 09-10, Đoàn Thị Hương cùng nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah trong vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol, người được cho là ông Kim Jong-nam - người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã được đưa đến Cục hóa chất Malaysia tại bang Selangor. Theo New Straits Times, hai nghi phạm mặc áo chống đạn được đưa đến Cục hóa chất vào lúc 9 giờ sáng (giờ địa phương) trong các xe cảnh sát đặc biệt. Vào lúc 10 giờ, tại Phòng thí nghiệm của Cục này, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục xét xử kín, không có sự tham dự của báo giới.
Việt Nam lên tiếng về vụ tàu hải quân Philippines bắn tàu cá Phú Yên
Trả lời câu hỏi liên quan đến vụ việc tàu hải quân Philippines bắn vào tàu cá của Phú Yên (Việt Nam) làm chết hai ngư dân hồi tháng 9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhắc lại quan điểm của Việt Nam là phải đối xử nhân đạo đối với ngư dân, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với ngư dân.
Người phát ngôn nêu rõ: "Chúng tôi yêu cầu Philippines phải khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm, sớm thông báo cho phía Việt Nam kết quả chính thức có hình thức xin lỗi phù hợp và bồi thường tính mạng, tài sản của các ngư dân. Chúng tôi cũng ghi nhận những hợp tác cho đến nay của Philippines trong vấn đề này."
Trước đó, ngày 23-9-2017, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao nhận được thông tin lực lượng Cảnh sát biển Philippines đã bắn vào tàu cá của tỉnh Phú Yên mang số hiệu PY 96173 TS làm chết 02 ngư dân và bắt giữ một số ngư dân khác. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines liên hệ ngay với các cơ quan chức năng của Philippines (Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng) xác minh thông tin và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Phía Philippines cho biết tàu cá PY 96173 TS đã hoạt động đánh bắt cá trái phép tại vùng biển Bolinao, tỉnh Pangasinan của Philippines trong khoảng thời gian từ 20 giờ 30 ngày 22-9-2017 đến 1 giờ 00 ngày 23-9-2017 và có hành vi cố ý sử dụng tàu cá ngăn cản, tấn công tàu PS19 của phía Cảnh sát biển Philippines trong quá trình bị truy đuổi. Lực lượng Cảnh sát biển Philippines đã bắn súng vào tàu cá PY 96173 TS khi tàu này có ý đâm vào phần đầu của lực lượng Cảnh sát Biển Philippines./.
Tổng Bí thư: Chống tham nhũng là cuộc chiến cam go, đòi hỏi kiên trì  (12/10/2017)
Lấy ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững là mục tiêu chính  (12/10/2017)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển Đảng trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế  (12/10/2017)
Cập nhật thiệt hại về đê điều, hồ chứa do ảnh hưởng của mưa lũ  (12/10/2017)
Hoạt động kinh tế giữa các nước thành viên SNG đang được phục hồi  (12/10/2017)
Mô hình thanh toán trực tuyến hỗ trợ tích cực kinh tế thế giới  (12/10/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên