Chuyên gia: Tổng thống Mỹ từ bỏ "quyền lực mềm" cho Trung Quốc
21:44, ngày 12-10-2017
CNBC đưa tin, ngày 12-10-2017, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho rằng quan điểm “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump đang khiến Mỹ ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế khi mà cường quốc số 1 này nhanh chóng mất đi quyền lực mềm vào tay Trung Quốc.
Chuyên gia Scott Morris, người đã giám sát chính sách phát triển toàn cầu của Mỹ và làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) trong thời gian làm việc tại Bộ Tài chính dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, cho rằng sự chuyển dịch trên đang ngày càng rõ ràng, được thể hiện tại các hội nghị thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) diễn ra trong tuần này tại Washington.
Ông Morris nhận định: “Bạn có thể thấy Trung Quốc đang tìm cách phô trương Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng nghìn tỷ USD với việc tổ chức các sự kiện cấp cao, và rồi bạn thấy các quan chức Mỹ nói không với mọi thứ: không với tham vọng tại WB, không đối với các thỏa thuận thương mại. Đây là một thông điệp không thuyết phục được cộng đồng quốc tế.”
Hội nghị của IMF và WB - hai tổ chức đa phương, một ủng hộ sự ổn định tài chính toàn cầu và một cung cấp viện trợ phát triển - diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ một lần nữa tuyên bố ông có thể rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Chuyên gia Scott Morris, người hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Phát triển toàn cầu (CGD) cho rằng các thông điệp khác nhau của chính quyền Washington về các mối quan hệ quốc tế đã “gây lo lắng”. Ông bày tỏ quan ngại điều này có thể tác động tới tầm ảnh hưởng của Mỹ nhất là thông qua IMF và WB.
Ông Morris nhấn mạnh: “Chính sách nước Mỹ trên hết thực sự khác xa những gì chúng ta đang chứng kiến. Chính quyền này đang tìm cách rút khỏi các thỏa thuận đa phương, các tổ chức đa phương. Điều này gây tổn hại, mà trước hết theo tôi là tổn hại tới chính nước Mỹ.”
Theo ông Morris, ngoài việc khiến Mỹ ngày càng bị cô lập với trường quốc tế, chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Trump còn có thể phương hại tới các tổ chức đa phương như WB và IMF.
Từ đó, Trung Quốc sẽ có cơ hội dẫn dắt một nhóm các quốc gia thành viên khác tham gia một tổ chức mới, chả hạn như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).
Ông Morris cho rằng Mỹ sẽ vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát các tổ chức của mình, song không phải từ vị thế của sự tham vọng và một chương trình nghị sự chủ động, mà sẽ là hạn chế quy mô của các tổ chức này./.
Ông Morris nhận định: “Bạn có thể thấy Trung Quốc đang tìm cách phô trương Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng nghìn tỷ USD với việc tổ chức các sự kiện cấp cao, và rồi bạn thấy các quan chức Mỹ nói không với mọi thứ: không với tham vọng tại WB, không đối với các thỏa thuận thương mại. Đây là một thông điệp không thuyết phục được cộng đồng quốc tế.”
Hội nghị của IMF và WB - hai tổ chức đa phương, một ủng hộ sự ổn định tài chính toàn cầu và một cung cấp viện trợ phát triển - diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ một lần nữa tuyên bố ông có thể rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Chuyên gia Scott Morris, người hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Phát triển toàn cầu (CGD) cho rằng các thông điệp khác nhau của chính quyền Washington về các mối quan hệ quốc tế đã “gây lo lắng”. Ông bày tỏ quan ngại điều này có thể tác động tới tầm ảnh hưởng của Mỹ nhất là thông qua IMF và WB.
Ông Morris nhấn mạnh: “Chính sách nước Mỹ trên hết thực sự khác xa những gì chúng ta đang chứng kiến. Chính quyền này đang tìm cách rút khỏi các thỏa thuận đa phương, các tổ chức đa phương. Điều này gây tổn hại, mà trước hết theo tôi là tổn hại tới chính nước Mỹ.”
Theo ông Morris, ngoài việc khiến Mỹ ngày càng bị cô lập với trường quốc tế, chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Trump còn có thể phương hại tới các tổ chức đa phương như WB và IMF.
Từ đó, Trung Quốc sẽ có cơ hội dẫn dắt một nhóm các quốc gia thành viên khác tham gia một tổ chức mới, chả hạn như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).
Ông Morris cho rằng Mỹ sẽ vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát các tổ chức của mình, song không phải từ vị thế của sự tham vọng và một chương trình nghị sự chủ động, mà sẽ là hạn chế quy mô của các tổ chức này./.
Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hải Dương  (12/10/2017)
Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hải Dương  (12/10/2017)
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam kiểm tra hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Binh chủng Tăng thiết giáp  (12/10/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 02 đến ngày 08-10-2017)  (11/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay