Danh sách các nước bị hạn chế tới Mỹ có thể sẽ dài hơn
23:12, ngày 23-09-2017
Theo các quan chức Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa Mỹ, có thể có những nước khác bị hạn chế tới Mỹ sau khi lệnh cấm công dân của sáu quốc gia (có đa số dân là người Hồi giáo) tới Mỹ được thực thi từ cuối tháng Sáu sẽ hết hiệu lực vào ngày 24-9-2017.
Các quan chức cho biết sau 50 ngày xem xét, các cơ quan chức năng Mỹ nhận thấy có một số nước không thể hoặc không sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ trong việc xác định các mối đe dọa khủng bố.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump hiện vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách mới những quốc gia bị hạn chế cấp visa tới Mỹ.
Theo cố vấn của Bộ trưởng An ninh Nội địa Miles Taylor, mục đích của Mỹ không phải để ngăn chặn công dân một số nước đến Mỹ không thời hạn mà là để bảo vệ người Mỹ cho đến khi chính phủ một số nước tuân thủ các tiêu chuẩn của Mỹ và không đe dọa đến phúc lợi và an ninh của Mỹ.
Theo tờ Thời báo Phố Wall, danh sách mới có thể gồm 8-9 nước.
Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên hồi tháng 01-2017, theo đó cấm công dân từ bảy quốc gia - gồm Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria, Yemen và Iraq - nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày và ngừng chương trình tị nạn quốc gia trong vòng 120 ngày. Tuy nhiên, sắc lệnh này đã vấp phải sự phản đối của nhiều tòa án liên bang.
Một sắc lệnh hành pháp thứ hai có sửa đổi đã được ban hành vào tháng Ba, trong đó xóa Iraq khỏi danh sách trên và bỏ lệnh cấm vĩnh viễn người tị nạn Syria. Mặc dù vậy, sắc lệnh này vẫn bị phản đối kịch liệt.
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 26-6 đồng ý xem xét vụ kiện liên quan đến sắc lệnh nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Donald Trump vào tháng 10 tới và ra phán quyết cho phép triển khai một phần sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cụ thể, những người được bảo lãnh bởi người thân trong gia đình, trường học hoặc nhà tuyển dụng vẫn có thể sang Mỹ.
Bên cạnh đó, việc đình chỉ nhập cảnh 120 ngày vào Mỹ “đối với những cá nhân nước ngoài không chứng minh được quan hệ hợp pháp với một công dân hoặc một thực thể tại Mỹ” cũng được khôi phục./.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump hiện vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách mới những quốc gia bị hạn chế cấp visa tới Mỹ.
Theo cố vấn của Bộ trưởng An ninh Nội địa Miles Taylor, mục đích của Mỹ không phải để ngăn chặn công dân một số nước đến Mỹ không thời hạn mà là để bảo vệ người Mỹ cho đến khi chính phủ một số nước tuân thủ các tiêu chuẩn của Mỹ và không đe dọa đến phúc lợi và an ninh của Mỹ.
Theo tờ Thời báo Phố Wall, danh sách mới có thể gồm 8-9 nước.
Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên hồi tháng 01-2017, theo đó cấm công dân từ bảy quốc gia - gồm Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria, Yemen và Iraq - nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày và ngừng chương trình tị nạn quốc gia trong vòng 120 ngày. Tuy nhiên, sắc lệnh này đã vấp phải sự phản đối của nhiều tòa án liên bang.
Một sắc lệnh hành pháp thứ hai có sửa đổi đã được ban hành vào tháng Ba, trong đó xóa Iraq khỏi danh sách trên và bỏ lệnh cấm vĩnh viễn người tị nạn Syria. Mặc dù vậy, sắc lệnh này vẫn bị phản đối kịch liệt.
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 26-6 đồng ý xem xét vụ kiện liên quan đến sắc lệnh nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Donald Trump vào tháng 10 tới và ra phán quyết cho phép triển khai một phần sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cụ thể, những người được bảo lãnh bởi người thân trong gia đình, trường học hoặc nhà tuyển dụng vẫn có thể sang Mỹ.
Bên cạnh đó, việc đình chỉ nhập cảnh 120 ngày vào Mỹ “đối với những cá nhân nước ngoài không chứng minh được quan hệ hợp pháp với một công dân hoặc một thực thể tại Mỹ” cũng được khôi phục./.
Tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa nhân dân và quân đội vùng biên giới Việt - Trung  (23/09/2017)
Các nước coi Việt Nam là một đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á  (23/09/2017)
New Zealand đứng trước khả năng rơi vào tình trạng "quốc hội treo"  (23/09/2017)
Khai mạc vòng 3 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ  (23/09/2017)
Việt Nam ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân  (23/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên