Việt Nam ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân
23:11, ngày 23-09-2017
Ngày 22-9-2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên Thảo luận cấp cao Khóa họp 72 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại thành phố New York, Hoa Kỳ.
Phiên Thảo luận năm nay mang chủ đề “Tập trung cho con người: Phấn đấu vì hoà bình và một cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người trên một hành tinh bền vững” đã thu hút sự tham gia của hầu hết lãnh đạo nhà nước và chính phủ của 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chia sẻ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề nổi cộm hiện nay đối với thế giới và Liên hợp quốc, những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào việc giải quyết các vấn đề này.
Phó Thủ tướng nêu bật ý nghĩa quan trọng của việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 20-9-1977, nhấn mạnh đây là dấu mốc quan trọng để nước Việt Nam độc lập, thống nhất bước vào hội nhập và phát triển, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp vào các mục tiêu cao cả của Liên hợp quốc là hoà bình, an ninh và phát triển.
Về tình hình quốc tế, Phó Thủ tướng cho rằng đang có những chuyển biến nhanh và sâu sắc trên thế giới; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là về công nghệ số, đang đem lại cơ hội chưa từng có về phát triển đối với tất cả các nước.
Đồng thời, Phó Thủ tướng nhận định thế giới đang trong giai đoạn đầy biến động, bất định và mong manh với những thách thức chưa từng có về an ninh và phát triển, nhất là tình trạng bất ổn, nguy cơ xung đột, kinh tế tăng trưởng chậm và thiếu bền vững, biến đổi khí hậu và thiên tai, phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, khủng hoảng di cư-nhân đạo, sự bất bình đẳng...
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, việc duy trì hoà bình luôn là ưu tiên hàng đầu, đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác, cùng nhau thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và Liên hợp quốc phải là trung tâm điều phối và gắn kết các nỗ lực chung nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, xây dựng một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực ngày một toàn diện với một cơ chế bảo đảm sự khách quan, công bằng và bình đẳng.
Phó Thủ tướng đề nghị các nước đặt lợi ích của người dân vào vị trí trung tâm của mọi chính sách và hành động để thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và bảo đảm được cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân; nhấn mạnh các nước đang phát triển cần được bảo đảm có điều kiện thuận lợi hơn, có nhiều nguồn lực hơn nữa để thực hiệc các Mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, luật pháp quốc tế là nền tảng quan trọng đối với trật tự và sự ổn định trong quan hệ quốc tế, hoà bình cần được bảo đảm bằng luật pháp; kêu gọi tăng cường các hành động phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc để ngăn ngừa, giải quyết hoà bình các xung đột và tranh chấp.
Về Biển Đông, Phó Thủ tướng kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nêu bật thành tựu và đóng góp của Việt Nam trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đặc biệt trong vai trò chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế-Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018 và hiện đang ứng cử làm uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, tích cực triển khai Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thoả thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu, tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.
Cùng ngày, tại Trụ sở Liên hợp quốc, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước này vừa được hoàn tất tháng 7-2017 với các điều khoản cấm các nước thành viên không được phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo quy định của Hiệp ước, khi tham gia Hiệp ước này, các nước thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ phải có trách nhiệm hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả.
Đến nay, Hiệp ước đã được 52 nước ký và sẽ có hiệu lực sau khi được 50 nước phê chuẩn. Việc sớm ký Hiệp ước đã thể hiện rõ chính sách nhất quán của Việt Nam vì hoà bình, ủng hộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.
Bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp với các Ngoại trưởng Hungary, Saudi Arabia và Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới Philipp Rosler.
Tại các cuộc gặp trên, Phó Thủ tướng đã hoan nghênh những chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế thời gian tới; các đối tác đều bày tỏ quan tâm thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã gặp một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, như Boeing, ExxonMobil, Uber, AES, MetLife, Pfizer…
Phó Thủ tướng đã thông báo tình hình kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, công tác chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam quyết tâm đổi mới toàn diện nền kinh tế, cải cách môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp minh bạch, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ, tiếp tục thúc đẩy thương mại và đầu tư tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo của Việt Nam cho Tuần lễ Cấp cao APEC và các sự kiện liên quan vào tháng 11 tới./.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chia sẻ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề nổi cộm hiện nay đối với thế giới và Liên hợp quốc, những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào việc giải quyết các vấn đề này.
Phó Thủ tướng nêu bật ý nghĩa quan trọng của việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 20-9-1977, nhấn mạnh đây là dấu mốc quan trọng để nước Việt Nam độc lập, thống nhất bước vào hội nhập và phát triển, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp vào các mục tiêu cao cả của Liên hợp quốc là hoà bình, an ninh và phát triển.
Về tình hình quốc tế, Phó Thủ tướng cho rằng đang có những chuyển biến nhanh và sâu sắc trên thế giới; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là về công nghệ số, đang đem lại cơ hội chưa từng có về phát triển đối với tất cả các nước.
Đồng thời, Phó Thủ tướng nhận định thế giới đang trong giai đoạn đầy biến động, bất định và mong manh với những thách thức chưa từng có về an ninh và phát triển, nhất là tình trạng bất ổn, nguy cơ xung đột, kinh tế tăng trưởng chậm và thiếu bền vững, biến đổi khí hậu và thiên tai, phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, khủng hoảng di cư-nhân đạo, sự bất bình đẳng...
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, việc duy trì hoà bình luôn là ưu tiên hàng đầu, đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác, cùng nhau thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và Liên hợp quốc phải là trung tâm điều phối và gắn kết các nỗ lực chung nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, xây dựng một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực ngày một toàn diện với một cơ chế bảo đảm sự khách quan, công bằng và bình đẳng.
Phó Thủ tướng đề nghị các nước đặt lợi ích của người dân vào vị trí trung tâm của mọi chính sách và hành động để thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và bảo đảm được cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân; nhấn mạnh các nước đang phát triển cần được bảo đảm có điều kiện thuận lợi hơn, có nhiều nguồn lực hơn nữa để thực hiệc các Mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, luật pháp quốc tế là nền tảng quan trọng đối với trật tự và sự ổn định trong quan hệ quốc tế, hoà bình cần được bảo đảm bằng luật pháp; kêu gọi tăng cường các hành động phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc để ngăn ngừa, giải quyết hoà bình các xung đột và tranh chấp.
Về Biển Đông, Phó Thủ tướng kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nêu bật thành tựu và đóng góp của Việt Nam trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đặc biệt trong vai trò chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế-Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018 và hiện đang ứng cử làm uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, tích cực triển khai Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thoả thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu, tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.
Cùng ngày, tại Trụ sở Liên hợp quốc, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước này vừa được hoàn tất tháng 7-2017 với các điều khoản cấm các nước thành viên không được phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo quy định của Hiệp ước, khi tham gia Hiệp ước này, các nước thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ phải có trách nhiệm hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả.
Đến nay, Hiệp ước đã được 52 nước ký và sẽ có hiệu lực sau khi được 50 nước phê chuẩn. Việc sớm ký Hiệp ước đã thể hiện rõ chính sách nhất quán của Việt Nam vì hoà bình, ủng hộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.
Bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp với các Ngoại trưởng Hungary, Saudi Arabia và Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới Philipp Rosler.
Tại các cuộc gặp trên, Phó Thủ tướng đã hoan nghênh những chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế thời gian tới; các đối tác đều bày tỏ quan tâm thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã gặp một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, như Boeing, ExxonMobil, Uber, AES, MetLife, Pfizer…
Phó Thủ tướng đã thông báo tình hình kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, công tác chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam quyết tâm đổi mới toàn diện nền kinh tế, cải cách môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp minh bạch, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ, tiếp tục thúc đẩy thương mại và đầu tư tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo của Việt Nam cho Tuần lễ Cấp cao APEC và các sự kiện liên quan vào tháng 11 tới./.
Quy định của Chính phủ về Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và trách nhiệm quản lý, bảo vệ Di sản thế giới  (23/09/2017)
Hội thảo bàn tròn về “khí hậu và an ninh” tại Viện Giáo dục nước thuộc Đại học Delft Hà Lan  (23/09/2017)
APEC 2017: Bế mạc Hội nghị các quan chức cao cấp APEC về Quản lý thiên tai lần thứ 11  (22/09/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đoàn đại biểu các Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, khu vực  (22/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên