Quản lý và điều hành chi ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực
TCCSĐT - Theo Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2009 về niên độ ngân sách năm 2008 do Kiểm tóan Nhà nước công bố tại cuộc họp báo sáng 29-7, tại Hà Nội, kết quả điều hành ngân sách thông qua các chính sách tài chính tiền tệ đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục được cải thiện, thu ngân sách vượt 33,3% dự toán, trong đó có 15/16 khoản thu đạt và vượt dự toán. Thu nội địa chiếm 55,8% tổng thu NSNN, đặc biệt thu từ doanh nghiệp nhà nước tăng 43,2% so với thực hiện năm 2007, vượt 13,7% dự toán. Quản lý và điều hành chi ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực; công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả. Phần lớn các đơn vị đã sử dụng ngân sách đúng quy đinh, các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức tiếp tục giảm so với năm trước.
Tuy nhiên, qua kiểm toán cũng phát hiện thấy một số thiếu sót, hạn chế sau:
Còn 5/11 chỉ tiêu thu nội địa; 2/37 tỉnh và 12/21 bộ ngành dự toán thu ngân sách 2008 được giao thấp hơn 2007. Nhiều địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương còn kết dư ngân sách lớn, trong khi ngân sách trung ương phải đi vay để bù đắp bội chi là 67.677 tỉ đồng.
Tình trạng bố trí vốn đầu tư dàn trải chưa khắc phục được nhiều, còn bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục, chưa gắn với kết quả đầu tư.
Trong việc chấp hành ngân sách còn không ít đối tượng nộp thuế chưa tuân thủ pháp luật trong kê khai, nộp thuế: một số đơn vị kê khai sai doanh thu, chi phí làm giảm số thuế phải nộp NSNN hàng trăm tỉ đồng. Các doanh nghiệp kinh doanh dầu kê khai không đúng số nhà nước phải hỗ trợ trong năm 2006-2008 là 1.025 tỉ đồng; quản lý thu sử dụng đất nhìn chung còn lỏng lẻo.
Tình trạng vượt dự toán Hội đồng nhân dân giao tại các địa phương còn khá phổ biến, trong đó, chi thường xuyên ở một số địa phương vượt trên 30%.
Vay nước ngoài để bù đắp bội chi đến 31-12-2008 là 4.048 tỉ đồng thuộc số rút vốn năm 2008 chưa được sử dụng, trong khi ngân sách đã phải trả lãi làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay.
Các địa phương được kiểm toán chưa thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, khai thác khoáng sản.
Một số địa phương chưa thực hiện triệt để việc cắt giảm vốn đối với các công trình, dự án thuộc diện phải cắt giảm; còn bố trí vốn cho danh mục công trình khởi công mới nhiều hơn danh mục công trình cắt giảm vốn; số vốn cắt giảm được còn dùng để đầu tư cho các dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa thực sự cấp bách cần thiết.
Còn 40 bộ, ngành được bố trí 11.706 tỉ đồng, chiếm 59,06% kế hoạch vốn đầu tư cả năm của khối bộ, ngành không cắt giảm được công trình, dự án nào; việc đình hoãn, giãn tiến độ chủ yếu tập trung vào các dự án quy mô nhỏ, mức vốn cắt giảm phổ biến ở mức dưới 10% kế hoạch vốn năm 2008 nên không đủ vốn để bố trí bù khoản trượt giá của các dự án cấp bách, hoàn thành trong năm 2008-2009; có dự án thuộc diện đình hoãn nhưng chưa thực hiện.
Nhiều đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc việc giao và thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định, tiết kiệm không đủ chỉ tiêu được giao hoặc sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm sai quy định.
Về cơ bản, sau khi đã điều chỉnh số liệu theo kết quả kiểm toán (giảm số chi trả nợ 893 tỉ đồng do quyêt toán thừa so với số NSNN phải trả nợ; giảm chi đầu tư phá trien 36 tỉ đồng, do ghi thu - ghi chi thừa khoản vay bù đắp bội chi cho Dự án giảm nghèo miền núi phía Bắc tỉnh Phú Thọ), Kiểm toán Nhà nước thống nhất về số liệu tổng thu, tổng chi và bội chi ngân sách như báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, cụ thể:
Thu cân đối NSNN: Số báo cáo 548.529 tỉ đồng, số kiểm toán 548.529 tỉ đồng;
Chi cân đối NSNN: Số báo cáo 590.714 tỉ đồng, số kiểm toán: 590.741 tỉ đồng;
Bội chi NSNN Quốc hội quyết định là 66.900 tỉ đồng, thực hiện 66.677 tỉ đồng, bằng 4,58% GDP (giảm 0,42% so với Nghị quyết của Quốc hội); số kiểm toán là 67.677 tỉ đồng./.
Thực chất quan điểm “Quân đội là của dân tộc” của các thế lực thù địch  (31/07/2010)
Phú Tân sau gần bốn năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (31/07/2010)
Trung thành, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (31/07/2010)
Công tác tuyên giáo là vũ khí sắc bén trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc*  (31/07/2010)
Phú Tân sau gần bốn năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (31/07/2010)
Giới thiệu chính sách mới số 206  (31/07/2010)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên