Phó Chủ tịch nước dự lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu
21:32, ngày 13-05-2017
Ngày 13-5-2017, tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), đã diễn ra Lễ Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu sau ba ngày thảo luận sôi nổi. Phát biểu tại Lễ Bế mạc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao các phiên thảo luận tại Hội nghị cũng như sự tham gia tích cực của các nữ chính khách, doanh nhân đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh các phiên thảo luận đã cung cấp những thông tin và kiến thức bổ ích về kỹ năng quản lý, lãnh đạo, tiếp cận thị trường, gợi mở những giải pháp giúp phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế của các quốc gia.
Phó Chủ tịch nhấn mạnh Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu đã và đang trở thành một diễn đàn quan trọng giúp tăng cường kết nối phụ nữ trên toàn thế giới, đóng góp vào nỗ lực chung bảo đảm bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Phó Chủ tịch nước mong muốn sau Hội nghị này, các nữ chính khách, nữ doanh nhân sẽ có thêm những nguồn cảm hứng, ý tưởng sáng tạo, đóng góp cho hoạt động của các doanh nghiệp, nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
Trong ba ngày diễn ra Hội nghị, hơn 1.300 đại biểu đến từ 62 quốc gia thuộc nhiều châu lục đã trao đổi về các biện pháp nhằm tạo cơ hội và khuyến khích phụ nữ tham gia tích cực hơn nữa vào hoạt động kinh tế.
Các nữ chính khách, nữ doanh nhân đã thảo luận về tình hình kinh tế giới, những thuận lợi và thách thức của Cách mạng khoa học lần thứ 4 đối với nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới ở mỗi quốc gia; chia sẻ kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phụ nữ nhằm bảo đảm cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nâng cao nhận thức trong xã hội về vai trò và khả năng của phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ để ứng phó với nền kinh tế có dân số già hóa; kiến nghị các giải pháp thu hẹp khoảng cách về giới, trong đó có việc xóa bỏ tình trạng chênh lệch lương, hạn chế kéo dài giờ làm việc với lao động nữ…
Hội nghị cũng tổ chức nhiều phiên thảo luận về kỹ năng lãnh đạo và quản lý của phụ nữ, thúc đẩy vai trò lãnh đạo doanh nghiệp của phụ nữ, ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp, tiếp cận giáo dục và thị trường lao động đối với phụ nữ.
Đoàn Việt Nam tham gia tích cực vào các phiên thảo luận, cung cấp thông tin về những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nỗ lực bảo đảm sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Việt Nam được xếp vào nhóm năm nước có tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên lề Hội nghị, các nữ doanh nhân Việt Nam tích cực gặp gỡ và giao lưu với các nữ doanh nhân các nước, chia sẻ về nỗ lực xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Các nữ doanh nhân Việt Nam cũng có ba gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội nghị.
Ban Tổ chức đã quyết định Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu năm 2018 sẽ diễn ra tại Australia. Năm nay, cùng với giải thưởng Lãnh đạo vì phụ nữ toàn cầu trao cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Ban Tổ chức còn trao giải Lãnh đạo phụ nữ Nhật Bản tiêu biểu cho bà Yuriko Koike, Thống đốc Tokyo, và Giải thưởng Lãnh đạo phụ nữ toàn cầu cho bà Joyce Banda, cựu Tổng thống Malawi.
Đây là những giải thưởng dành cho những người có đóng góp tiêu biểu trong nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ trên thế giới./.
Phó Chủ tịch nhấn mạnh Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu đã và đang trở thành một diễn đàn quan trọng giúp tăng cường kết nối phụ nữ trên toàn thế giới, đóng góp vào nỗ lực chung bảo đảm bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Phó Chủ tịch nước mong muốn sau Hội nghị này, các nữ chính khách, nữ doanh nhân sẽ có thêm những nguồn cảm hứng, ý tưởng sáng tạo, đóng góp cho hoạt động của các doanh nghiệp, nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
Trong ba ngày diễn ra Hội nghị, hơn 1.300 đại biểu đến từ 62 quốc gia thuộc nhiều châu lục đã trao đổi về các biện pháp nhằm tạo cơ hội và khuyến khích phụ nữ tham gia tích cực hơn nữa vào hoạt động kinh tế.
Các nữ chính khách, nữ doanh nhân đã thảo luận về tình hình kinh tế giới, những thuận lợi và thách thức của Cách mạng khoa học lần thứ 4 đối với nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới ở mỗi quốc gia; chia sẻ kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phụ nữ nhằm bảo đảm cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nâng cao nhận thức trong xã hội về vai trò và khả năng của phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ để ứng phó với nền kinh tế có dân số già hóa; kiến nghị các giải pháp thu hẹp khoảng cách về giới, trong đó có việc xóa bỏ tình trạng chênh lệch lương, hạn chế kéo dài giờ làm việc với lao động nữ…
Hội nghị cũng tổ chức nhiều phiên thảo luận về kỹ năng lãnh đạo và quản lý của phụ nữ, thúc đẩy vai trò lãnh đạo doanh nghiệp của phụ nữ, ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp, tiếp cận giáo dục và thị trường lao động đối với phụ nữ.
Đoàn Việt Nam tham gia tích cực vào các phiên thảo luận, cung cấp thông tin về những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nỗ lực bảo đảm sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Việt Nam được xếp vào nhóm năm nước có tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên lề Hội nghị, các nữ doanh nhân Việt Nam tích cực gặp gỡ và giao lưu với các nữ doanh nhân các nước, chia sẻ về nỗ lực xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Các nữ doanh nhân Việt Nam cũng có ba gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội nghị.
Ban Tổ chức đã quyết định Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu năm 2018 sẽ diễn ra tại Australia. Năm nay, cùng với giải thưởng Lãnh đạo vì phụ nữ toàn cầu trao cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Ban Tổ chức còn trao giải Lãnh đạo phụ nữ Nhật Bản tiêu biểu cho bà Yuriko Koike, Thống đốc Tokyo, và Giải thưởng Lãnh đạo phụ nữ toàn cầu cho bà Joyce Banda, cựu Tổng thống Malawi.
Đây là những giải thưởng dành cho những người có đóng góp tiêu biểu trong nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ trên thế giới./.
Kết quả chuyến tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 của Thủ tướng  (13/05/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ý Đảng lòng dân luôn hòa quyện làm một  (13/05/2017)
Chủ tịch Thượng viện Nhật ủng hộ Chính phủ hỗ trợ ODA cho Việt Nam  (13/05/2017)
Thủ tướng: Việt Nam có tiềm năng lớn về đổi mới sáng tạo  (13/05/2017)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Đảng đã tỏ thái độ kiên quyết với tham nhũng  (13/05/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc  (13/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên