Kết quả chuyến tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 của Thủ tướng
20:20, ngày 13-05-2017
Chiều 12-5-2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành công tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN lần thứ 26 (WEF ASEAN 2017) tại Campuchia theo lời mời của Chủ tịch WEF, ông Klaus Schwab).
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của Hội nghị WEF ASEAN 2017 và các kết quả của việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị này?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý: Khác với các Hội nghị các năm trước, Hội nghị WEF ASEAN năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng khi diễn ra đúng dịp ASEAN kỷ niệm tròn 50 năm thành lập và trong bối cảnh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt từ tình hình quốc tế và khu vực đang có nhiều bước chuyển khó lường, tiến trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế đang gặp khó khăn và những vấn đề đặt ra từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đối với Việt Nam, Hội nghị năm nay còn có một ý nghĩa đặc biệt khi sang năm chúng ta được trao trọng trách là nước chủ nhà Hội nghị WEF ASEAN 2018.
Với ý nghĩa này, đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, đặc biệt là:
Thứ nhất, chúng ta đã có cơ hội truyền tải rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và khu vực những thông điệp quan trọng, đó là thông điệp về quyết tâm đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta; thông điệp về các chính sách và nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; và thông điệp về một nước Việt Nam mở cửa, quyết tâm hội nhập quốc tế dù tình hình thế giới có khó khăn, tiến trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế còn đang gặp nhiều thách thức.
Thứ hai, hàng loạt hoạt động tiếp xúc, toạ đàm, gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp kết nối cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Tại Hội nghị, hai sự kiện lớn dành riêng cho Việt Nam quy tụ đông đảo những doanh nghiệp lớn như Visa, Golden Gates Ventures & Bragiel Brothers, Marsh (Mỹ), OPTrust (Canada), Unison Capital, Mitsubishi (Nhật Bản), Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, Hanwha (Hàn Quốc), Ngân hàng Standard and Chartered (Anh), Ngân hàng Thuỵ Sỹ Geneva, Temasek (Singapore), Eastpring Investment (Hongkong, Trung Quốc)... đã được tổ chức.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã mời các tập đoàn toàn cầu, các doanh nghiệp lớn là thành viên của WEF hưởng ứng và tham gia các hoạt động của Năm APEC Việt Nam 2017.
Thứ ba, việc tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 đã góp phần khẳng định hình ảnh Việt Nam là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN.
Bên cạnh đó, với chủ đề của Hội nghị năm nay nhấn mạnh đến tác động của công nghệ mới đối với tăng trưởng và lao động của ASEAN, việc tham dự Hội nghị đã tạo cơ hội tốt để chúng ta lắng nghe, nắm bắt được những đánh giá của thế giới và khu vực về ASEAN và các nước thành viên, nhận diện các xu thế phát triển mới đang hình thành trong khu vực và thế giới, nhất là xu thế điều chỉnh của các nước trong khu vực trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trên cơ sở đó nghiên cứu, vận dụng trong xây dựng, triển khai các chiến lược phát triển đất nước cũng như trong điều hành kinh tế-xã hội.
Cuối cùng, không thể không nhắc lại rằng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trở lại Campuchia để tham dự Hội nghị WEF ASEAN chỉ sau hơn hai tuần thăm chính thức nước bạn.
Điều này không chỉ thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với các hoạt động của WEF, mà còn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với Campuchia khi nước bạn lần đầu tiên đăng cai Hội nghị này.
Việc Thủ tướng ta dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 được Lãnh đạo Cấp cao Campuchia đánh giá cao, góp phần tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng giữa hai nước.
- Thứ trưởng vừa cho biết Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị WEF ASEAN năm 2018. Xin Thứ trưởng cho biết Việt Nam kỳ vọng gì vào việc đăng cai Hội nghị này vào năm sau?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý: Như các bạn đã biết, Hội nghị WEF ASEAN là một diễn đàn lớn và có uy tín trong khu vực, quy tụ hàng trăm đại biểu là các lãnh đạo cấp cao của nhiều nước, các nhà hoạch định và cố vấn chính sách, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn hàng đầu của khu vực và thế giới và đông đảo giới truyền thông.
Với việc đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này, chúng ta kỳ vọng quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước và kinh tế Việt Nam ra khu vực và thế giới, góp phần duy trì và củng cố sự quan tâm của cộng đồng khu vực và quốc tế tới Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm của các tập đoàn toàn cầu đối với công việc kinh doanh tại Việt Nam.
Đây là cơ hội quý báu để thúc đẩy đối thoại, kết nối các nhà hoạch định chính sách với doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực, là dịp để giới doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nắm bắt xu hướng mới, ý tưởng mới cho công việc kinh doanh của mình.
Chúng ta cũng mong muốn sự kiện quan trọng này sẽ khích lệ tinh thần khởi nghiệp, ý chí kinh doanh và sự tham gia chủ động, tích cực của các doanh nghiệp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Việc tổ chức Hội nghị WEF ASEAN vào năm 2018 nằm trong tổng thể các hoạt động đối ngoại đa phương giai đoạn 2016-2020, cùng với Hội nghị WEF Mekong, Hội nghị Cấp cao ACMECS và CLMV năm 2016, Hội nghị Cấp cao APEC 2017 và Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020, là sự cụ thể hoá trên thực tế phương châm và định hướng đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra./.
- Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của Hội nghị WEF ASEAN 2017 và các kết quả của việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị này?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý: Khác với các Hội nghị các năm trước, Hội nghị WEF ASEAN năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng khi diễn ra đúng dịp ASEAN kỷ niệm tròn 50 năm thành lập và trong bối cảnh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt từ tình hình quốc tế và khu vực đang có nhiều bước chuyển khó lường, tiến trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế đang gặp khó khăn và những vấn đề đặt ra từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đối với Việt Nam, Hội nghị năm nay còn có một ý nghĩa đặc biệt khi sang năm chúng ta được trao trọng trách là nước chủ nhà Hội nghị WEF ASEAN 2018.
Với ý nghĩa này, đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, đặc biệt là:
Thứ nhất, chúng ta đã có cơ hội truyền tải rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và khu vực những thông điệp quan trọng, đó là thông điệp về quyết tâm đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta; thông điệp về các chính sách và nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; và thông điệp về một nước Việt Nam mở cửa, quyết tâm hội nhập quốc tế dù tình hình thế giới có khó khăn, tiến trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế còn đang gặp nhiều thách thức.
Thứ hai, hàng loạt hoạt động tiếp xúc, toạ đàm, gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp kết nối cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Tại Hội nghị, hai sự kiện lớn dành riêng cho Việt Nam quy tụ đông đảo những doanh nghiệp lớn như Visa, Golden Gates Ventures & Bragiel Brothers, Marsh (Mỹ), OPTrust (Canada), Unison Capital, Mitsubishi (Nhật Bản), Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, Hanwha (Hàn Quốc), Ngân hàng Standard and Chartered (Anh), Ngân hàng Thuỵ Sỹ Geneva, Temasek (Singapore), Eastpring Investment (Hongkong, Trung Quốc)... đã được tổ chức.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã mời các tập đoàn toàn cầu, các doanh nghiệp lớn là thành viên của WEF hưởng ứng và tham gia các hoạt động của Năm APEC Việt Nam 2017.
Thứ ba, việc tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 đã góp phần khẳng định hình ảnh Việt Nam là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN.
Bên cạnh đó, với chủ đề của Hội nghị năm nay nhấn mạnh đến tác động của công nghệ mới đối với tăng trưởng và lao động của ASEAN, việc tham dự Hội nghị đã tạo cơ hội tốt để chúng ta lắng nghe, nắm bắt được những đánh giá của thế giới và khu vực về ASEAN và các nước thành viên, nhận diện các xu thế phát triển mới đang hình thành trong khu vực và thế giới, nhất là xu thế điều chỉnh của các nước trong khu vực trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trên cơ sở đó nghiên cứu, vận dụng trong xây dựng, triển khai các chiến lược phát triển đất nước cũng như trong điều hành kinh tế-xã hội.
Cuối cùng, không thể không nhắc lại rằng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trở lại Campuchia để tham dự Hội nghị WEF ASEAN chỉ sau hơn hai tuần thăm chính thức nước bạn.
Điều này không chỉ thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với các hoạt động của WEF, mà còn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với Campuchia khi nước bạn lần đầu tiên đăng cai Hội nghị này.
Việc Thủ tướng ta dự Hội nghị WEF ASEAN 2017 được Lãnh đạo Cấp cao Campuchia đánh giá cao, góp phần tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng giữa hai nước.
- Thứ trưởng vừa cho biết Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị WEF ASEAN năm 2018. Xin Thứ trưởng cho biết Việt Nam kỳ vọng gì vào việc đăng cai Hội nghị này vào năm sau?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý: Như các bạn đã biết, Hội nghị WEF ASEAN là một diễn đàn lớn và có uy tín trong khu vực, quy tụ hàng trăm đại biểu là các lãnh đạo cấp cao của nhiều nước, các nhà hoạch định và cố vấn chính sách, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn hàng đầu của khu vực và thế giới và đông đảo giới truyền thông.
Với việc đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này, chúng ta kỳ vọng quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước và kinh tế Việt Nam ra khu vực và thế giới, góp phần duy trì và củng cố sự quan tâm của cộng đồng khu vực và quốc tế tới Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm của các tập đoàn toàn cầu đối với công việc kinh doanh tại Việt Nam.
Đây là cơ hội quý báu để thúc đẩy đối thoại, kết nối các nhà hoạch định chính sách với doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực, là dịp để giới doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nắm bắt xu hướng mới, ý tưởng mới cho công việc kinh doanh của mình.
Chúng ta cũng mong muốn sự kiện quan trọng này sẽ khích lệ tinh thần khởi nghiệp, ý chí kinh doanh và sự tham gia chủ động, tích cực của các doanh nghiệp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Việc tổ chức Hội nghị WEF ASEAN vào năm 2018 nằm trong tổng thể các hoạt động đối ngoại đa phương giai đoạn 2016-2020, cùng với Hội nghị WEF Mekong, Hội nghị Cấp cao ACMECS và CLMV năm 2016, Hội nghị Cấp cao APEC 2017 và Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020, là sự cụ thể hoá trên thực tế phương châm và định hướng đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ý Đảng lòng dân luôn hòa quyện làm một  (13/05/2017)
Chủ tịch Thượng viện Nhật ủng hộ Chính phủ hỗ trợ ODA cho Việt Nam  (13/05/2017)
Thủ tướng: Việt Nam có tiềm năng lớn về đổi mới sáng tạo  (13/05/2017)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Đảng đã tỏ thái độ kiên quyết với tham nhũng  (13/05/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc  (13/05/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay