Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Tập đoàn VNPT
23:45, ngày 15-03-2017
Sáng 15-3, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cho biết Thủ tướng biểu dương Tập đoàn đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu, bán phần vốn nhà nước ngoài ngành.
Trong thực hiện tái cơ cấu, tuy số lượng bán chưa nhiều, nhưng hiệu quả thu về cho Nhà nước cao và không để xảy ra đơn thư khiếu nại, tố cáo.
“Thủ tướng khen ngợi Tập đoàn đã sáng tạo, đoàn kết, thống nhất tổ chức thực hiện. Điều này không phải nơi nào cũng có", Bộ trưởng nói.
Năm vấn đề VNPT cần lưu ý
Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Tập đoàn cần chủ động, tích cực thực hiện tốt tái cơ cấu, đặc biệt là trong những chương trình về thoái vốn, đầu tư ngoài ngành để làm sao hiệu quả, chất lượng, xứng đáng là tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin. VNPT vẫn phải giữ phần vốn nhà nước, vì vậy cần tính toán cổ phần hóa ở mức độ nào, tái cơ cấu ở phần nào, phần nào cần thoái vốn, phần nào nhà nước cần nắm giữ 100%.
Quyết tâm của Chính phủ là xây dựng Chính phủ điện tử để tạo sự minh bạch, thực hiện tốt mong mỏi của người dân, doanh nghiệp, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là sự hài lòng của Chính phủ. Để thực hiện chủ trương này, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đóng vai trò quan trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu VNPT đầu tư hạ tầng công nghệ, phần mềm phục vụ các hoạt động, kết nối với các dịch vụ công, cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn, Bộ trưởng nêu rõ.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, VNPT đã sản xuất một số công nghệ cao. Mong muốn của Thủ tướng là cố gắng trong thời gian sớm nhất, VNPT sớm trở thành tập đoàn sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thông minh, khẳng định Việt Nam có khả năng và đủ sức sản xuất được sản phẩm công nghệ cao.
Thủ tướng cũng lưu ý Tập đoàn quan tâm chỉ đạo quyết liệt vấn đề an ninh mạng, tin nhắn rác, sim rác, dịch vụ kích hoạt sim; tham gia vào các dịch vụ công để giảm thời gian, chi phí, giảm giấy tờ, thủ tục cho người dân, doanh nghiệp, thực hiện cải cách hành chính.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã thu hồi khoảng 19 triệu sim rác, trong đó số lượng của VNPT không nhiều, nhưng cho thấy có sự buông lỏng quản lý. Có lẽ không nước nào mua sim rác dễ như Việt Nam, Bộ trưởng thẳng thắn.
Cương quyết xử lý sim rác, tin nhắn rác
Giải trình về chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng Giám đốc Phạm Đức Long cho biết Tập đoàn đã tiến hành triển khai các giải pháp quản lý tin nhắn rác. Nếu trước đây một ngày có khoảng 100.000 tin nhắn rác, hiện chỉ còn 2.000 tin nhắn/ngày/30 triệu thuê bao, ở mức 1-1,5 tin nhắn rác/10.000 thuê bao. Muốn chặn tin nhắn rác phải chặn kích hoạt, phải hiểu được tin nhắn rác đó như thế nào.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT đã nghiêm túc triển khai chặn sim rác. Trong tháng 02-2017, những doanh nghiệp ký hợp đồng ủy quyền với VNPT mà không thực hiện nghiêm đều bị chấm dứt hợp đồng. Những đại lý đăng ký sai bị khóa, không được kinh doanh. VNPT đã kỷ luật, xử phạt 30 giám đốc bán hàng và điều chuyển công tác 3 giám đốc, phạt lương 18 đơn vị. Chính vì sự cương quyết này mà vấn nạn sim rác đã giảm đáng kể.
VNPT đã xây dựng trung tâm an toàn an ninh mạng và các phương án phòng chống tấn công mạng. Tới đây, Tập đoàn sẽ đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp dịch vụ phòng chống tấn công mạng, thuê tư vấn tiếp tục nâng cao chất lượng an ninh mạng.
Hiện VNPT đang tập trung vào thoái vốn tại các đơn vị cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả của các đơn vị. Bên cạnh xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị đầu cuối, VNPT là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất sợi quang, cung ứng cho nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, thời gian qua VNPT đã triển khai quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.
Giải trình các nhiệm vụ quá hạn
Báo cáo của VNPT cho thấy từ ngày 01-01-2016 đến ngày 05-3-2017, Tập đoàn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tổng số 111 nhiệm vụ. Số nhiệm vụ đã hoàn thành là 105, trong đó hoàn thành đúng hạn 101 nhiệm vụ, hoàn thành nhưng quá hạn 4 nhiệm vụ, còn 6 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn.
Bốn nhiệm vụ hoàn thành nhưng quá hạn được Tổng Giám đốc Phạm Đức Long cho biết bao gồm báo cáo kết quả xử lý sau thanh tra tại Tập đoàn VNPT, báo cáo về chuyển nhượng vốn theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP, báo cáo về thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hằng năm theo Nghị định 115/2014/NĐ-CP.
Tại buổi làm việc, ông Long cũng lý giải về việc tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin và truyền thông theo mô hình 3 lớp “Dịch vụ-Hạ tầng-Kinh doanh”; chuyển dịch cơ cấu phát triển sản phẩm dịch vụ từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang phát triển, cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Theo ông Long, VNPT đã tập trung được nguồn lực công nghệ thông tin rải rác tại các đơn vị thành viên trước đây, thành lập công ty VNPT Soft - đơn vị chủ lực, chuyên trách về công nghệ thông tin; hình thành các Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc 63 VNPT tỉnh, thành phố để triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ mục tiêu chính quyền điện tử của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
Tập đoàn này đã chuyển giao các đơn vị trực thuộc VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý; thực hiện thoái vốn của VNPT tại các doanh nghiệp có vốn góp. Tính đến hết năm 2016, Tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn được 16 danh mục theo Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 25/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổng giá trị đầu tư thu về là 1.051,915 tỷ đồng/vốn đầu tư trên sổ sách là 608.728 triệu đồng, đạt tỉ lệ giá trị đầu tư thu về/vốn đầu tư trên sổ sách là 173% với giá trị thặng dư 73%. Thực hiện đổi mới, sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc, VNPT đã đẩy mạnh hoạt động của 3 Bệnh viện theo cơ chế tự chủ, sau một thời gian sẽ tổng kết, đánh giá để thí điểm cổ phần hóa theo quy định.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị VNPT quyết liệt trong tái cơ cấu, thoái vốn.
"Muốn thoái vốn được thì phải hoạt động tốt, chuyển giao mới dễ. Nhưng không thoái vốn bằng mọi giá. Có những việc không thể một chốc, một lát là làm được", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Ông đề nghị Tập đoàn tiếp tục thực hiện có liệu trình, giải pháp kế hoạch cụ thể đối với các danh mục đang thực hiện với mục tiêu mang lại lợi ích cho nhà nước, cho Tập đoàn cao nhất, không có lợi ích nhóm, không tham nhũng; hướng một tập đoàn mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước./.
“Thủ tướng khen ngợi Tập đoàn đã sáng tạo, đoàn kết, thống nhất tổ chức thực hiện. Điều này không phải nơi nào cũng có", Bộ trưởng nói.
Năm vấn đề VNPT cần lưu ý
Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Tập đoàn cần chủ động, tích cực thực hiện tốt tái cơ cấu, đặc biệt là trong những chương trình về thoái vốn, đầu tư ngoài ngành để làm sao hiệu quả, chất lượng, xứng đáng là tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin. VNPT vẫn phải giữ phần vốn nhà nước, vì vậy cần tính toán cổ phần hóa ở mức độ nào, tái cơ cấu ở phần nào, phần nào cần thoái vốn, phần nào nhà nước cần nắm giữ 100%.
Quyết tâm của Chính phủ là xây dựng Chính phủ điện tử để tạo sự minh bạch, thực hiện tốt mong mỏi của người dân, doanh nghiệp, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là sự hài lòng của Chính phủ. Để thực hiện chủ trương này, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đóng vai trò quan trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu VNPT đầu tư hạ tầng công nghệ, phần mềm phục vụ các hoạt động, kết nối với các dịch vụ công, cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn, Bộ trưởng nêu rõ.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, VNPT đã sản xuất một số công nghệ cao. Mong muốn của Thủ tướng là cố gắng trong thời gian sớm nhất, VNPT sớm trở thành tập đoàn sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thông minh, khẳng định Việt Nam có khả năng và đủ sức sản xuất được sản phẩm công nghệ cao.
Thủ tướng cũng lưu ý Tập đoàn quan tâm chỉ đạo quyết liệt vấn đề an ninh mạng, tin nhắn rác, sim rác, dịch vụ kích hoạt sim; tham gia vào các dịch vụ công để giảm thời gian, chi phí, giảm giấy tờ, thủ tục cho người dân, doanh nghiệp, thực hiện cải cách hành chính.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã thu hồi khoảng 19 triệu sim rác, trong đó số lượng của VNPT không nhiều, nhưng cho thấy có sự buông lỏng quản lý. Có lẽ không nước nào mua sim rác dễ như Việt Nam, Bộ trưởng thẳng thắn.
Cương quyết xử lý sim rác, tin nhắn rác
Giải trình về chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng Giám đốc Phạm Đức Long cho biết Tập đoàn đã tiến hành triển khai các giải pháp quản lý tin nhắn rác. Nếu trước đây một ngày có khoảng 100.000 tin nhắn rác, hiện chỉ còn 2.000 tin nhắn/ngày/30 triệu thuê bao, ở mức 1-1,5 tin nhắn rác/10.000 thuê bao. Muốn chặn tin nhắn rác phải chặn kích hoạt, phải hiểu được tin nhắn rác đó như thế nào.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT đã nghiêm túc triển khai chặn sim rác. Trong tháng 02-2017, những doanh nghiệp ký hợp đồng ủy quyền với VNPT mà không thực hiện nghiêm đều bị chấm dứt hợp đồng. Những đại lý đăng ký sai bị khóa, không được kinh doanh. VNPT đã kỷ luật, xử phạt 30 giám đốc bán hàng và điều chuyển công tác 3 giám đốc, phạt lương 18 đơn vị. Chính vì sự cương quyết này mà vấn nạn sim rác đã giảm đáng kể.
VNPT đã xây dựng trung tâm an toàn an ninh mạng và các phương án phòng chống tấn công mạng. Tới đây, Tập đoàn sẽ đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp dịch vụ phòng chống tấn công mạng, thuê tư vấn tiếp tục nâng cao chất lượng an ninh mạng.
Hiện VNPT đang tập trung vào thoái vốn tại các đơn vị cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả của các đơn vị. Bên cạnh xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị đầu cuối, VNPT là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất sợi quang, cung ứng cho nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, thời gian qua VNPT đã triển khai quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.
Giải trình các nhiệm vụ quá hạn
Báo cáo của VNPT cho thấy từ ngày 01-01-2016 đến ngày 05-3-2017, Tập đoàn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tổng số 111 nhiệm vụ. Số nhiệm vụ đã hoàn thành là 105, trong đó hoàn thành đúng hạn 101 nhiệm vụ, hoàn thành nhưng quá hạn 4 nhiệm vụ, còn 6 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn.
Bốn nhiệm vụ hoàn thành nhưng quá hạn được Tổng Giám đốc Phạm Đức Long cho biết bao gồm báo cáo kết quả xử lý sau thanh tra tại Tập đoàn VNPT, báo cáo về chuyển nhượng vốn theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP, báo cáo về thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hằng năm theo Nghị định 115/2014/NĐ-CP.
Tại buổi làm việc, ông Long cũng lý giải về việc tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin và truyền thông theo mô hình 3 lớp “Dịch vụ-Hạ tầng-Kinh doanh”; chuyển dịch cơ cấu phát triển sản phẩm dịch vụ từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang phát triển, cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Theo ông Long, VNPT đã tập trung được nguồn lực công nghệ thông tin rải rác tại các đơn vị thành viên trước đây, thành lập công ty VNPT Soft - đơn vị chủ lực, chuyên trách về công nghệ thông tin; hình thành các Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc 63 VNPT tỉnh, thành phố để triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ mục tiêu chính quyền điện tử của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
Tập đoàn này đã chuyển giao các đơn vị trực thuộc VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý; thực hiện thoái vốn của VNPT tại các doanh nghiệp có vốn góp. Tính đến hết năm 2016, Tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn được 16 danh mục theo Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 25/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổng giá trị đầu tư thu về là 1.051,915 tỷ đồng/vốn đầu tư trên sổ sách là 608.728 triệu đồng, đạt tỉ lệ giá trị đầu tư thu về/vốn đầu tư trên sổ sách là 173% với giá trị thặng dư 73%. Thực hiện đổi mới, sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc, VNPT đã đẩy mạnh hoạt động của 3 Bệnh viện theo cơ chế tự chủ, sau một thời gian sẽ tổng kết, đánh giá để thí điểm cổ phần hóa theo quy định.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị VNPT quyết liệt trong tái cơ cấu, thoái vốn.
"Muốn thoái vốn được thì phải hoạt động tốt, chuyển giao mới dễ. Nhưng không thoái vốn bằng mọi giá. Có những việc không thể một chốc, một lát là làm được", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Ông đề nghị Tập đoàn tiếp tục thực hiện có liệu trình, giải pháp kế hoạch cụ thể đối với các danh mục đang thực hiện với mục tiêu mang lại lợi ích cho nhà nước, cho Tập đoàn cao nhất, không có lợi ích nhóm, không tham nhũng; hướng một tập đoàn mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước./.
Thông cáo chung Hội nghị Hợp tác các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia  (15/03/2017)
Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia  (15/03/2017)
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ tám của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/03/2017)
Lan tỏa cách làm hay, kinh nghiệm quý khi học tập đạo đức Hồ Chí Minh  (15/03/2017)
Đà Nẵng phản hồi về việc kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ  (15/03/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên