Đòi lại vỉa hè: Cần sự trong sáng và nghiêm minh
22:44, ngày 11-03-2017
Chiến dịch “đòi lại vỉa hè” cho người đi bộ đã lan rộng trên nhiều thành phố lớn trên cả nước, từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội tới Vinh, Cần Thơ... Đó là một tín hiệu rất tích cực đối với một công việc mà bao năm qua chúng ta đã mất không ít công sức, tiền của mà không mang lại kết quả nào.
Những thất bại đó không chỉ đánh dấu bằng việc không thực hiện được mục tiêu của các địa phương mà còn làm giảm hiệu năng quản lý của chính quyền dẫn tới tình trạng “nhờn luật” trong công tác quản lý đô thị.
Dù nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm đã xác định chủ đề hành động là “năm đô thị” nhưng rút cục diện mạo đô thị vẫn lộn xộn, kém văn minh do nhiều nguyên nhân, nổi bật nhất là tệ nạn lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, trông giữ xe… Nhiều chuyên gia về quản lý đô thị cho rằng, muốn có diện mạo đô thị văn minh thì phải lập lại trật tự đô thị, trong đó việc làm cho đường thông, hè thoáng là tiên quyết. Biết thế nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy lực cản xuất hiện từ nhiều phía.
Có loại lực cản rất to như Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ ra: “ Tôi thống kê, hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau... các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường, các bãi đỗ xe có người nhà của bí thư, chủ tịch không? Có đấy. Các đồng chí phải quán triệt, về bảo người nhà thôi thì sẽ đỡ đi rất nhiều rồi...".
Cái nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta bao nhiêu lần ra quân với trống giong cờ mở nhưng cuối cuối vẫn lại là số 0 đã được người đứng đầu chính quyền Thủ đô điểm mặt đã đủ thấy rằng việc “đòi lại vỉa hè” thực sự là một cuộc chiến cam go, dai dẳng và phức tạp. Đó chính là cuộc chiến với tệ nạn “tham nhũng vỉa hè”, “tham nhũng vặt”, “lợi ích nhóm”; và cũng là cuộc chiến với “nền kinh tế vỉa hè” hàm chứa biết bao hệ lụy khôn lường về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, sự phản cảm và xuống cấp của văn hóa, đạo đức…Đây có thể là lực cản lớn nhất mà chiến dịch “đòi lại vỉa hè” đang phải đương đầu.
Do đó, để chiến dịch “đòi lại vỉa hè” đi đến thành công thì buộc chúng ta phải nhìn nhận lại và kiện toàn đội ngũ của mình. Đó là những cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với dân phải thật sự tận tâm vì nhiệm vụ, có cách ứng xử thật gương mẫu và trong sáng; chính quyền cơ sở phải thật sự nghiêm minh; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để tham gia vận động người dân, giám sát việc làm của cán bộ công chức và chính quyền. Chính quyền cần phát hiện những cá nhân có hiện tượng tiêu cực như Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ ra để xử lý nghiêm; cần loại bỏ những cán bộ, công chức, những người thi hành công vụ có hành vi “đứng sau’ các vi phạm khỏi bộ máy công quyền.
Trong quá trình lập lại trật tự đô thị và “đòi lại vỉa hè” cũng xuất hiện những hành vi lợi dụng việc này để trục lợi. Chẳng hạn như ở Thành phố Hồ Chí Minh, những bãi trông xe đã tự ý nâng giá cao khi nhu cầu gửi xe tăng lên do người dân không còn được để xe ở vỉa hè. Những hành vi như vậy không chỉ gây thêm khó khăn cho người dân mà còn gây thêm lực cản vào chiến dịch “đòi lại vỉa hè”; cần phải được xử lý nghiêm minh. Có thể ở đâu đó đã xuất hiện sự nể nang khi phải cưỡng chế, giải tỏa một hộ kinh doanh nào đó, cũng gây nên lực cản trong sự đồng thuận xã hội. Do vậy, để cho chiến dịch đi đúng hướng, nhằm trúng mục tiêu, mọi việc xử lý cần công khai, minh bạch và bình đẳng trước pháp luật.
Chỉ có như vậy chiến dịch “đòi lại vỉa hè” mới được người dân ủng hộ và tự giác chấp hành pháp luật; mới có động lực vững chắc để đi tới mục tiêu thắng lợi./.
Dù nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm đã xác định chủ đề hành động là “năm đô thị” nhưng rút cục diện mạo đô thị vẫn lộn xộn, kém văn minh do nhiều nguyên nhân, nổi bật nhất là tệ nạn lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, trông giữ xe… Nhiều chuyên gia về quản lý đô thị cho rằng, muốn có diện mạo đô thị văn minh thì phải lập lại trật tự đô thị, trong đó việc làm cho đường thông, hè thoáng là tiên quyết. Biết thế nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy lực cản xuất hiện từ nhiều phía.
Có loại lực cản rất to như Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ ra: “ Tôi thống kê, hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau... các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường, các bãi đỗ xe có người nhà của bí thư, chủ tịch không? Có đấy. Các đồng chí phải quán triệt, về bảo người nhà thôi thì sẽ đỡ đi rất nhiều rồi...".
Cái nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta bao nhiêu lần ra quân với trống giong cờ mở nhưng cuối cuối vẫn lại là số 0 đã được người đứng đầu chính quyền Thủ đô điểm mặt đã đủ thấy rằng việc “đòi lại vỉa hè” thực sự là một cuộc chiến cam go, dai dẳng và phức tạp. Đó chính là cuộc chiến với tệ nạn “tham nhũng vỉa hè”, “tham nhũng vặt”, “lợi ích nhóm”; và cũng là cuộc chiến với “nền kinh tế vỉa hè” hàm chứa biết bao hệ lụy khôn lường về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, sự phản cảm và xuống cấp của văn hóa, đạo đức…Đây có thể là lực cản lớn nhất mà chiến dịch “đòi lại vỉa hè” đang phải đương đầu.
Do đó, để chiến dịch “đòi lại vỉa hè” đi đến thành công thì buộc chúng ta phải nhìn nhận lại và kiện toàn đội ngũ của mình. Đó là những cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với dân phải thật sự tận tâm vì nhiệm vụ, có cách ứng xử thật gương mẫu và trong sáng; chính quyền cơ sở phải thật sự nghiêm minh; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để tham gia vận động người dân, giám sát việc làm của cán bộ công chức và chính quyền. Chính quyền cần phát hiện những cá nhân có hiện tượng tiêu cực như Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ ra để xử lý nghiêm; cần loại bỏ những cán bộ, công chức, những người thi hành công vụ có hành vi “đứng sau’ các vi phạm khỏi bộ máy công quyền.
Trong quá trình lập lại trật tự đô thị và “đòi lại vỉa hè” cũng xuất hiện những hành vi lợi dụng việc này để trục lợi. Chẳng hạn như ở Thành phố Hồ Chí Minh, những bãi trông xe đã tự ý nâng giá cao khi nhu cầu gửi xe tăng lên do người dân không còn được để xe ở vỉa hè. Những hành vi như vậy không chỉ gây thêm khó khăn cho người dân mà còn gây thêm lực cản vào chiến dịch “đòi lại vỉa hè”; cần phải được xử lý nghiêm minh. Có thể ở đâu đó đã xuất hiện sự nể nang khi phải cưỡng chế, giải tỏa một hộ kinh doanh nào đó, cũng gây nên lực cản trong sự đồng thuận xã hội. Do vậy, để cho chiến dịch đi đúng hướng, nhằm trúng mục tiêu, mọi việc xử lý cần công khai, minh bạch và bình đẳng trước pháp luật.
Chỉ có như vậy chiến dịch “đòi lại vỉa hè” mới được người dân ủng hộ và tự giác chấp hành pháp luật; mới có động lực vững chắc để đi tới mục tiêu thắng lợi./.
Chủ tịch Quốc hội làm việc tại huyện Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu  (11/03/2017)
Thủ tướng: Đừng để tình trạng “ký rất nhiều, nhưng làm thì quá ít”  (11/03/2017)
Công bố Quyết định công tác cán bộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam  (10/03/2017)
Công bố Quyết định công tác cán bộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam  (10/03/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Lai Châu  (10/03/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm xã anh hùng Khuê Ngọc Điền  (10/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay