Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Lai Châu
22:33, ngày 10-03-2017
Chiều 10-3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lai Châu.
Cùng tham dự có Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành và các Ủy ban: Kinh tế, Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Nguyễn Khắc Chử cho biết, là một tỉnh miền núi, biên giới, Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thủy điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng châu thổ sông Hồng.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của các tỉnh bạn, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tận dụng những thời cơ thuận lợi, khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, Lai Châu đã cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và kém phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, là một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình núi cao, Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá song chưa bền vững.
Thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách còn thấp, mới chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng chi ngân sách. Chất lượng phổ cập giáo dục ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, xã biên giới chưa bền vững.
Công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ y bác sỹ vùng sâu, vùng xa còn thiếu...
Để tạo điều kiện giúp Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc, lãnh đạo tỉnh Lai Châu kiến nghị với Đoàn công tác về việc sớm đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai với thành phố Lai Châu; sửa đổi chính sách khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng; giới thiệu một số doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm bố trí bổ sung vốn trái phiếu chính phủ để tỉnh triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm có tính liên kết vùng và tác động lan tỏa về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như dự án đường liên vùng Cao Chải - Nậm Ngà - Nậm Chà - thị trấn Nậm Nhùn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Lai Châu đã đạt được thời gian qua, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá nhanh, giai đoạn 2011-2015, Lai Châu đạt 7,4%/năm, năm 2016 đạt tới gần 25%, vượt mức kế hoạch hơn 17%.
Tỉnh cơ bản bảo đảm an ninh lương thực, đang hình thành các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa chủ lực; khôi phục, củng cố và phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu chè Lai Châu với tổng diện tích chè đạt gần 4.200ha.
Lai Châu đã hình thành vùng cao su đại điền với diện tích trên 13.000 ha, đã tổ chức mở mủ và khai thác trên 70 ha, sản lượng đạt trên 107 tấn khô. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,8%.
Thực hiện tiêu chí nông thôn mới bình quân Lai Châu đã đạt 11,9 tiêu chí/xã. Đến nay, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm...
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Lai Châu đã gắn công tác di dân tái định cư với xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh đã hoàn thành việc di chuyển và ổn định đời sống cho trên 9.000 hộ tái định cư các công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tái định cư từng bước được cải thiện và dần đi vào ổn định, nhất là vùng tái định cư gắn với trồng cây cao su.
Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Lai Châu cần chú trọng triển khai Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII.
Tỉnh căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, rà soát để tìm ra và tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó phát triển nông nghiệp giá trị cao, sản xuất những sản phẩm nông, lâm nghiệp, chăn nuôi là tiềm năng, lợi thế.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Lai Châu có đường biên giới khá dài, do đó, tỉnh cần tiếp tục làm tốt công tác đối ngoại, trong đó đối ngoại nhân dân gắn với nhiệm vụ phát triển vùng biên giới.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, chuyến thăm làm việc của Đoàn lần này cũng là thực hiện công tác giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và những kết luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước khi làm việc với Lai Châu; đồng thời giao cho Tổng Thư ký Quốc hội ghi nhận, thống kê những mặt công tác mà địa phương đã thực hiện và chưa thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để đôn đốc và đề nghị các bộ, ngành xem xét thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.
Chiều cùng ngày, tại thành phố Lai Châu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và trao quà tặng gia đình cụ Hoàng Thị Nhường (sinh năm 1928, mẹ liệt sỹ Nguyễn Bá Thời), cụ Dương Thị Sin (sinh năm 1928, mẹ liệt sỹ Nguyễn Văn Thiện), ông Ngô Long Uẩn (sinh năm 1940, thương binh).
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã tới thăm cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Pa Tần, xã Pà Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Thành lập ngày 20-1-2006, Đồn Biên phòng Nậm Ban, phiên hiệu 303, nay là Đồn Biên phòng Pa Tần thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phong tỉnh Lai Châu nằm cách thành phố Lai Châu 54km.
Trong những năm qua, cán bộ chiến sỹ biên phòng nơi đây đã đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị ở địa bàn biên giới; chủ động đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; giữ vững an ninh trật tự.
Các cán bộ chiến sỹ vừa kết hợp nhiệm vụ chính trị, vừa làm thầy giáo, người thầy thuốc tận tâm, nhiệt huyết. Bên cạnh đó, Đồn biên phòng còn tích cực vận động nhân dân bảo vệ đường biên cột mốc, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
10 năm qua, Đồn Biên phòng Pa Tần đã xây 2 ngôi nhà đại đoàn kết, 1 công trình dân sinh tại các xã Pa Tần (Sìn Hồ), Nậm Ban (Nậm Nhùn). Đồn biên phòng Pa Tẩn đã vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ các vật dụng thiết yếu, cấp học bổng, đồ dùng học tập tặng các cháu học sinh, thầy cô giáo và đồng bào các dân tộc trên biên giới trị giá hàng trăm triệu đồng…
Nói chuyện với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, Chủ tịch Quốc hội thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội gửi tới các cán bộ, chiến sỹ lời thăm hỏi ân cần, chúc các cán bộ, chiến sỹ sức khỏe, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Nhấn mạnh ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên cương, cột mốc biên giới, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những người thầy thuốc, thầy giáo mang quân hàm xanh của Đồn biên phòng Pa Tẩn còn góp phần củng cố vững chắc mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, chính quyền với nhân dân vùng biên cương.
Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, chiến sỹ đã vượt qua những khó khăn do công tác xa gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong hoàn cảnh đó, các cán bộ, chiến sỹ biên phòng có điều kiện gần nhân dân hơn.
Chính người dân nơi biên giới là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các cán bộ, chiến sỹ biên phòng.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chiến sỹ biên phòng đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật đối với nhân dân trên địa bàn.
Hoan nghênh các cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng Pa Tần thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại nhân dân thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng khi biết cán bộ chiến sỹ đã tăng gia sản xuất, góp phần nâng cao đời sống.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những cột mốc biên giới chính là lòng dân, cán bộ chiến sỹ biên phòng cần tiếp tục giúp nhân dân phát triển kinh tế, quân dân y kết hợp, nhất là phối hợp với địa phương giúp nhân dân các bản của xã biên giới Pa Tần xây dựng nông thôn mới./.
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Nguyễn Khắc Chử cho biết, là một tỉnh miền núi, biên giới, Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thủy điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng châu thổ sông Hồng.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của các tỉnh bạn, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tận dụng những thời cơ thuận lợi, khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, Lai Châu đã cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và kém phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, là một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình núi cao, Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá song chưa bền vững.
Thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách còn thấp, mới chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng chi ngân sách. Chất lượng phổ cập giáo dục ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, xã biên giới chưa bền vững.
Công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ y bác sỹ vùng sâu, vùng xa còn thiếu...
Để tạo điều kiện giúp Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc, lãnh đạo tỉnh Lai Châu kiến nghị với Đoàn công tác về việc sớm đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai với thành phố Lai Châu; sửa đổi chính sách khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng; giới thiệu một số doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm bố trí bổ sung vốn trái phiếu chính phủ để tỉnh triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm có tính liên kết vùng và tác động lan tỏa về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như dự án đường liên vùng Cao Chải - Nậm Ngà - Nậm Chà - thị trấn Nậm Nhùn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Lai Châu đã đạt được thời gian qua, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá nhanh, giai đoạn 2011-2015, Lai Châu đạt 7,4%/năm, năm 2016 đạt tới gần 25%, vượt mức kế hoạch hơn 17%.
Tỉnh cơ bản bảo đảm an ninh lương thực, đang hình thành các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa chủ lực; khôi phục, củng cố và phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu chè Lai Châu với tổng diện tích chè đạt gần 4.200ha.
Lai Châu đã hình thành vùng cao su đại điền với diện tích trên 13.000 ha, đã tổ chức mở mủ và khai thác trên 70 ha, sản lượng đạt trên 107 tấn khô. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,8%.
Thực hiện tiêu chí nông thôn mới bình quân Lai Châu đã đạt 11,9 tiêu chí/xã. Đến nay, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm...
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Lai Châu đã gắn công tác di dân tái định cư với xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh đã hoàn thành việc di chuyển và ổn định đời sống cho trên 9.000 hộ tái định cư các công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tái định cư từng bước được cải thiện và dần đi vào ổn định, nhất là vùng tái định cư gắn với trồng cây cao su.
Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Lai Châu cần chú trọng triển khai Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII.
Tỉnh căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, rà soát để tìm ra và tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó phát triển nông nghiệp giá trị cao, sản xuất những sản phẩm nông, lâm nghiệp, chăn nuôi là tiềm năng, lợi thế.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Lai Châu có đường biên giới khá dài, do đó, tỉnh cần tiếp tục làm tốt công tác đối ngoại, trong đó đối ngoại nhân dân gắn với nhiệm vụ phát triển vùng biên giới.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, chuyến thăm làm việc của Đoàn lần này cũng là thực hiện công tác giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và những kết luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước khi làm việc với Lai Châu; đồng thời giao cho Tổng Thư ký Quốc hội ghi nhận, thống kê những mặt công tác mà địa phương đã thực hiện và chưa thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để đôn đốc và đề nghị các bộ, ngành xem xét thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.
Chiều cùng ngày, tại thành phố Lai Châu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và trao quà tặng gia đình cụ Hoàng Thị Nhường (sinh năm 1928, mẹ liệt sỹ Nguyễn Bá Thời), cụ Dương Thị Sin (sinh năm 1928, mẹ liệt sỹ Nguyễn Văn Thiện), ông Ngô Long Uẩn (sinh năm 1940, thương binh).
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã tới thăm cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Pa Tần, xã Pà Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Thành lập ngày 20-1-2006, Đồn Biên phòng Nậm Ban, phiên hiệu 303, nay là Đồn Biên phòng Pa Tần thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phong tỉnh Lai Châu nằm cách thành phố Lai Châu 54km.
Trong những năm qua, cán bộ chiến sỹ biên phòng nơi đây đã đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị ở địa bàn biên giới; chủ động đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; giữ vững an ninh trật tự.
Các cán bộ chiến sỹ vừa kết hợp nhiệm vụ chính trị, vừa làm thầy giáo, người thầy thuốc tận tâm, nhiệt huyết. Bên cạnh đó, Đồn biên phòng còn tích cực vận động nhân dân bảo vệ đường biên cột mốc, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
10 năm qua, Đồn Biên phòng Pa Tần đã xây 2 ngôi nhà đại đoàn kết, 1 công trình dân sinh tại các xã Pa Tần (Sìn Hồ), Nậm Ban (Nậm Nhùn). Đồn biên phòng Pa Tẩn đã vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ các vật dụng thiết yếu, cấp học bổng, đồ dùng học tập tặng các cháu học sinh, thầy cô giáo và đồng bào các dân tộc trên biên giới trị giá hàng trăm triệu đồng…
Nói chuyện với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, Chủ tịch Quốc hội thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội gửi tới các cán bộ, chiến sỹ lời thăm hỏi ân cần, chúc các cán bộ, chiến sỹ sức khỏe, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Nhấn mạnh ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên cương, cột mốc biên giới, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những người thầy thuốc, thầy giáo mang quân hàm xanh của Đồn biên phòng Pa Tẩn còn góp phần củng cố vững chắc mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, chính quyền với nhân dân vùng biên cương.
Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, chiến sỹ đã vượt qua những khó khăn do công tác xa gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong hoàn cảnh đó, các cán bộ, chiến sỹ biên phòng có điều kiện gần nhân dân hơn.
Chính người dân nơi biên giới là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các cán bộ, chiến sỹ biên phòng.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chiến sỹ biên phòng đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật đối với nhân dân trên địa bàn.
Hoan nghênh các cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng Pa Tần thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại nhân dân thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng khi biết cán bộ chiến sỹ đã tăng gia sản xuất, góp phần nâng cao đời sống.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những cột mốc biên giới chính là lòng dân, cán bộ chiến sỹ biên phòng cần tiếp tục giúp nhân dân phát triển kinh tế, quân dân y kết hợp, nhất là phối hợp với địa phương giúp nhân dân các bản của xã biên giới Pa Tần xây dựng nông thôn mới./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm xã anh hùng Khuê Ngọc Điền  (10/03/2017)
Ngày 14-3 khai mạc Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV  (10/03/2017)
Chủ tịch Quốc hội Lào kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (10/03/2017)
Phản ứng của Việt Nam trước việc Triều Tiên phóng thử bốn tên lửa  (10/03/2017)
Chủ tịch Quốc hội Lào thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh  (10/03/2017)
Toàn văn Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2  (10/03/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên