Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp khách quốc tế
Mong muốn AIIB tiếp tục quan tâm hỗ trợ khu vực tư nhân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch AIIB Kim Lập Quần.
Tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam mong muốn ngoài việc tài trợ cho khu vực công, AIIB quan tâm đến việc khuyến khích, hỗ trợ cho khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch AIIB Kim Lập Quần, đồng thời đánh giá cao vai trò của Chủ tịch trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với AIIB, chúc mừng Ngân hàng đã ký kết được nhiều thỏa thuận hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là cơ quan có kinh nghiệm trong việc đại diện cho Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, IMF trong nhiều năm qua, để đảm trách các nghĩa vụ và hoạt động của Việt Nam tại AIIB. Việt Nam đang kết hợp vay vốn ODA và thương mại để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ hội tiếp cận các nguồn vốn có đặc thù ưu đãi của AIIB với chi phí thấp, không cần bảo lãnh chính phủ là hết sức quý báu. Nhu cầu phát triển hạ tầng của Việt Nam hiện nay rất lớn, Chính phủ Việt Nam coi trọng sự hợp tác với AIIB.
Đánh giá cao AIIB ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, Thủ tướng cho biết, Việt Nam rất coi trọng thu hút đầu tư tư nhân, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam hiện nay, Việt Nam mong muốn ngoài việc tài trợ cho khu vực công, AIIB quan tâm đến việc khuyến khích, hỗ trợ cho khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, Việt Nam tiếp tục giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tham gia AIIB với tư cách là đối tác tin cậy và có trách nhiệm, cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hội viên và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của cá nhân Chủ tịch và của AIIB.
Về phần mình, Chủ tịch Kim Lập Quần bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, đồng thời đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Việt Nam đối với việc thành lập AIIB cũng như các hoạt động của AIIB thời gian qua. Chủ tịch Kim Lập Quần đánh giá, Việt Nam là nước giàu tiềm năng phát triển và tăng trưởng nhanh. Do vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội vẫn là chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. AIIB sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này.
Cho rằng Việt Nam có môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều nhà đầu tư mong muốn đầu tư tại Việt Nam, Chủ tịch Kim Lập Quần cho biết, cùng với việc hợp tác cấp chính phủ, AIIB sẽ thúc đẩy cho vay tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam; mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định vĩ mô, thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng tiếp các Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Thủ tướng chào mừng các Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc: ông Gyan Chandra Acharya, Đại diện cấp cao Liên hợp quốc về các nước kém phát triển, các nước đang phát triển không có biển và các nước đảo nhỏ đang phát triển (UN-OHRLLS); bà Shamshad Akhtar, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) và ông Hongbu Wu, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế-xã hội đã đến dự Hội nghị Cấp cao Liên hợp quốc khu vực Á-Âu về tăng cường hợp tác thuận lợi hóa trung chuyển, thương mại và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, tổ chức tại Hà Nội.
Chúc mừng bà Shamshad Akhtar và các nữ thành viên của đoàn nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ 08-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ, đồng thời khẳng định Việt Nam coi trọng việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG), trong đó có mục tiêu về bình đẳng giới và sẽ nỗ lực đạt được các SDG.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên hợp quốc, tham gia ngày càng tích cực và chủ động vào các hoạt động của Liên hợp quốc như hoạt động gìn giữ hòa bình. Việt Nam hết sức coi trọng vai trò và quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc.
Việt Nam ủng hộ các nỗ lực nhằm cải tổ Liên hợp quốc, trong đó có sáng kiến “Một Liên hợp quốc” và luôn chủ động, tích cực tham gia vào các nỗ lực chung của cơ quan này nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và phát triển bền vững.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam rất vinh dự đăng cai hội nghị lần này và cảm ơn các Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã phối hợp chặt chẽ cùng Việt Nam trong tổ chức hội nghị. Việt Nam hết sức coi trọng nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hợp tác và kết nối kinh tế, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hỗ trợ các nước không có biển. Việt Nam sẽ làm hết sức mình vào kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa các nước.
Các vị Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao công tác tổ chức hội nghị lần này của Việt Nam, cho rằng sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao của Liên hợp quốc và các nước thành viên, doanh nghiệp thể hiện vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
“Chúng tôi rất cảm ơn lòng mến khách của Việt Nam. Việc lựa chọn Việt Nam là nước đăng cai sự kiện này là hết sức đúng đắn”, ông Gyan Chandra Acharya nói và đánh giá cao các đề xuất, sáng kiến của Việt Nam nêu ra tại hội nghị, cũng như đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong các hoạt động của Liên hợp quốc, như phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình.
Ông Gyan Chandra Acharya hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện sáng kiến “Một Liên hợp quốc”, qua đó, đã chứng minh việc một quốc gia sở tại đã phối hợp chặt chẽ như thế nào với các cơ quan Liên hợp quốc.
Các vị Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc mong muốn thời gian tới Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Liên hợp quốc, chung tay cùng Liên hợp quốc thực hiện SDG. Đây những mục tiêu đầy thách thức khi mà sự phát triển bền vững không chỉ đo lường qua tốc độ tăng trưởng GDP, mà là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và môi trường.
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Công chính và Vận tải Lào
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Công chính và Vận tải Lào Bounchan Sinthavong.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giúp đỡ Lào trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong lĩnh vực giao thông, với tinh thần là Việt Nam hỗ trợ để Lào, mặc dù không có biển, nhưng có cảng biển để sử dụng.
Việt Nam cũng hoan nghênh nếu Lào tham gia góp vốn đầu tư xây dựng cảng biển với tỷ lệ cao. Thủ tướng gợi ý, khi đầu tư, kinh doanh cảng thì phía Lào nên liên kết với đối tác phía Việt Nam có kinh nghiệm khai thác các cảng biển để vận hành hiệu quả.
Thủ tướng khẳng định tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phía Lào tham gia sử dụng cảng Vũng Áng lâu dài. Về dự án đường cao tốc Hà Nội-Vientian, Thủ tướng đồng ý phía Việt Nam sớm hoàn thành dự án nghiên cứu khả thi (FS) trong năm 2017.
Với một số dự án khác, Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành, cơ quan chức năng hai bên chủ động phối hợp, sớm nghiên cứu, báo cáo Chính phủ hai nước cho ý kiến chỉ đạo.
Về mô hình một cửa một lần dừng, Thủ tướng đề nghị cơ quan chức năng của hai nước sớm tổng kết, đánh giá mô hình này nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho giao thông vận tải giữa hai nước.
Bộ trưởng Bounchan Sinthavong cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp đoàn, cho rằng đây là dịp để báo cáo kết quả hợp tác giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào. Từ kết quả kỳ họp 39 Hội nghị liên Chính phủ hai nước, Bộ trưởng đã bắt tay ngay vào việc, triển khai các dự án hợp tác.
Tại cuộc tiếp, Bộ trưởng Bounchan Sinthavong đã báo cáo việc triển khai các dự án hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải như việc sử dụng cảng Vũng Áng, dự án đường cao tốc Hà Nội-Vientian, dự án đường nối Luangprabang với Điện Biên.
Về một số dự án khác, hai Bộ cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng hai bên sớm hoàn thành, báo cáo Chính phủ hai nước cho ý kiến chỉ đạo./.
Từ “Phụ nữ trong phát triển” đến “Giới và phát triển” với vấn đề tham gia chính trị của phụ nữ ở Việt Nam  (07/03/2017)
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017 - 2022  (07/03/2017)
Đại hội Phụ nữ XII: Những tiếng nói từ cơ sở  (07/03/2017)
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thăm và làm việc tại Slovakia  (07/03/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên