Khen thưởng phải hướng vào người lao động trực tiếp
22:57, ngày 23-02-2017
Ngày 23-02-2017, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) chủ trì cuộc họp của Hội đồng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và các ủy viên Hội đồng .
Năm 2016, các phong trào thi đua đã được triển khai sâu rộng ngay từ đầu năm, có nhiều đổi mới, sáng tạo, tiêu chí, nội dung rõ ràng, cụ thể, thiết thực, được người dân đón nhận. Năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động các phong trào thi đua như phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; triển khai giai đoạn 2 phong trào thi đua: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và nhiều phong trào khác. Các phong trào này trở thành nòng cốt, định hướng cho các phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016-2020.
Năm 2016 đã có 87 tập thể, 177 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc của 50 bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương được giới thiệu. Công tác tuyên truyền về tấm gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã được tuyên truyền trên nhiều phương tiện truyền thông. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho hơn 110.000 tập thể, cá nhân, trong đó phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” là gần 9.300 trường hợp.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác thi đua khen thưởng trong năm qua. Tuy vậy, vẫn có nhiều vấn đề cần khắc phục. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh: Thực tế vẫn còn nhiều nơi đã “phát” nhưng chưa “động” nhiều đến những người trực tiếp, chưa đúng đối tượng chúng ta cần vận động. Hình thức còn nặng hơn nội dung ở một số nơi. Có trường hợp khen chưa sát, chưa đúng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền về người tốt, việc tốt, tấm gương tốt, cách làm tốt, sáng tạo mới ở Việt Nam rất nhiều, nhưng tuyên truyền vận động chưa đúng mức, giới thiệu đến công chúng còn ít... Thủ tướng cũng cho rằng việc phát hiện các tấm gương, điển hình tiên tiến phải kịp thời hơn, phải phát huy được vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác thi đua.
Về nhiệm vụ năm 2017, Thủ tướng nhấn mạnh, dù tình hình trong nước và thế giới còn khó khăn, nhưng càng khó khăn càng phải thi đua để hoàn thành toàn diện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đã đề ra. Các phong trào thi đua phải có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Thi đua và khen thưởng phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Với chủ đề năm 2017 Chính phủ lựa chọn là: “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành bám sát chủ đề, vận dụng phù hợp trong các ngành, địa phương, đơn vị để triển khai các phong trào thi đua. Thủ tướng cũng yêu cầu trong công tác khen thưởng phải kịp thời, chính xác, đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hiệu quả tác động đến đời sống của người dân làm thước đo. Khen thưởng phải hướng vào những người lao động trực tiếp.
Với mục tiêu đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp, Thủ tướng lưu ý phải chú trọng tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp cho cộng đồng và giải quyết việc làm, đặc biệt là thúc đẩy khởi nghiệp cho lớp trẻ và thanh niên nông thôn. Thi đua khen thưởng cũng phải gắn với nâng cao đạo đức, thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ cấp cơ sở trực tiếp phục vụ người dân phải có thái độ cầu thị, biết lắng nghe.
Về công tác tuyên truyền, Thủ tướng yêu cầu cần có một chương trình đồng bộ trong tôn vinh nhân rộng, tạo sức lan tỏa trong xã hội đối với gương người tốt, việc tốt. Theo đó, các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương phải dành một thời lượng cần thiết, xây dựng chuyên mục và phát vào những khung giờ tốt để phục vụ tuyên truyền, thay vì thông tin quá nhiều về mặt trái của kinh tế thị trường. Các cơ quan báo chí cần chủ động tìm thông tin về các tấm gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để tuyên truyền.
Tiến tới kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sỹ, Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phải giải quyết dứt điểm việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và khen thưởng thành tích kháng chiến. Cùng đó là tổ chức tốt Hội nghị biểu dương, tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến toàn quốc, nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 - 11-6-2017)./
Năm 2016, các phong trào thi đua đã được triển khai sâu rộng ngay từ đầu năm, có nhiều đổi mới, sáng tạo, tiêu chí, nội dung rõ ràng, cụ thể, thiết thực, được người dân đón nhận. Năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động các phong trào thi đua như phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; triển khai giai đoạn 2 phong trào thi đua: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và nhiều phong trào khác. Các phong trào này trở thành nòng cốt, định hướng cho các phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016-2020.
Năm 2016 đã có 87 tập thể, 177 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc của 50 bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương được giới thiệu. Công tác tuyên truyền về tấm gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã được tuyên truyền trên nhiều phương tiện truyền thông. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho hơn 110.000 tập thể, cá nhân, trong đó phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” là gần 9.300 trường hợp.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác thi đua khen thưởng trong năm qua. Tuy vậy, vẫn có nhiều vấn đề cần khắc phục. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh: Thực tế vẫn còn nhiều nơi đã “phát” nhưng chưa “động” nhiều đến những người trực tiếp, chưa đúng đối tượng chúng ta cần vận động. Hình thức còn nặng hơn nội dung ở một số nơi. Có trường hợp khen chưa sát, chưa đúng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền về người tốt, việc tốt, tấm gương tốt, cách làm tốt, sáng tạo mới ở Việt Nam rất nhiều, nhưng tuyên truyền vận động chưa đúng mức, giới thiệu đến công chúng còn ít... Thủ tướng cũng cho rằng việc phát hiện các tấm gương, điển hình tiên tiến phải kịp thời hơn, phải phát huy được vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác thi đua.
Về nhiệm vụ năm 2017, Thủ tướng nhấn mạnh, dù tình hình trong nước và thế giới còn khó khăn, nhưng càng khó khăn càng phải thi đua để hoàn thành toàn diện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đã đề ra. Các phong trào thi đua phải có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Thi đua và khen thưởng phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Với chủ đề năm 2017 Chính phủ lựa chọn là: “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành bám sát chủ đề, vận dụng phù hợp trong các ngành, địa phương, đơn vị để triển khai các phong trào thi đua. Thủ tướng cũng yêu cầu trong công tác khen thưởng phải kịp thời, chính xác, đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hiệu quả tác động đến đời sống của người dân làm thước đo. Khen thưởng phải hướng vào những người lao động trực tiếp.
Với mục tiêu đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp, Thủ tướng lưu ý phải chú trọng tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp cho cộng đồng và giải quyết việc làm, đặc biệt là thúc đẩy khởi nghiệp cho lớp trẻ và thanh niên nông thôn. Thi đua khen thưởng cũng phải gắn với nâng cao đạo đức, thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ cấp cơ sở trực tiếp phục vụ người dân phải có thái độ cầu thị, biết lắng nghe.
Về công tác tuyên truyền, Thủ tướng yêu cầu cần có một chương trình đồng bộ trong tôn vinh nhân rộng, tạo sức lan tỏa trong xã hội đối với gương người tốt, việc tốt. Theo đó, các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương phải dành một thời lượng cần thiết, xây dựng chuyên mục và phát vào những khung giờ tốt để phục vụ tuyên truyền, thay vì thông tin quá nhiều về mặt trái của kinh tế thị trường. Các cơ quan báo chí cần chủ động tìm thông tin về các tấm gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để tuyên truyền.
Tiến tới kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sỹ, Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phải giải quyết dứt điểm việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và khen thưởng thành tích kháng chiến. Cùng đó là tổ chức tốt Hội nghị biểu dương, tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến toàn quốc, nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 - 11-6-2017)./
Việt Nam yêu cầu không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông  (23/02/2017)
Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác song phương  (23/02/2017)
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước  (23/02/2017)
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga đề cao quan hệ với Việt Nam  (23/02/2017)
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng  (23/02/2017)
Hải Dương tạm dừng bổ nhiệm mới cán bộ lãnh đạo cấp phòng  (23/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên