Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng
22:30, ngày 23-02-2017
Sáng 23-02-2017, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác ngành năm 2016, triển khai công tác năm 2017 và quán triệt, triển khai Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chủ trì hội nghị.
Báo cáo của Ban Nội chính Trung ương đánh giá hầu hết các nội dung công việc của ngành theo chương trình, kế hoạch công tác năm 2016 đã hoàn thành tiến độ đề ra. Ngành nội chính đã thực hiện khá tốt việc tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và các tỉnh ủy, thành ủy ban hành nhiều chủ trương, giải pháp về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng.
Chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản quan trọng về lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng được nâng lên. Ngành nội chính chủ động theo dõi, nắm tình hình, kịp thời phối hợp tham mưu cấp ủy chỉ đạo xử lý có hiệu quả và kịp thời những vấn đề nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, khiếu nại, tố cáo phức tạp, khiếu kiện đông người...
Năm 2017, ngành nội chính xác định tập trung tham mưu, đề xuất có chất lượng với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy địa phương ban hành kịp thời các chủ trương, chính sách để chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tham nhũng; tham mưu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn trong công tác xây dựng pháp luật về lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng; tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài.
Ngành tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng, lãng phí như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo các hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ.
Ngành tham mưu chỉ đạo thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ trong các dự án đang được dư luận xã hội quan tâm...
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả của toàn ngành trong năm qua.
Đồng tình với 9 nhóm nhiệm vụ công tác của ngành nội chính năm 2017, Thường trực Ban Bí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy với tư cách là cơ quan tham mưu của Đảng về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, Ban Nội chính Trung ương, ban nội chính cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp, đề nghị, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan liên quan làm việc, phối hợp, trao đổi, báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin theo quy định; các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan liên quan cần phối hợp, tạo điều kiện, thực hiện các đề nghị, yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương, ban nội chính cấp tỉnh theo quy định.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy cần tập trung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và cấp ủy địa phương những chủ trương, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Bảo đảm nguyên tắc không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng nhưng cũng không làm thay hoạt động chuyên môn của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực công tác nội chính và phòng chống tham nhũng.
Ngành nội chính chú trọng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế.
Ngành tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; tập trung tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng.
Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy rà soát có hiệu quả các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật...
Thường trực Ban Bí thư lưu ý toàn ngành nội chính tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng, nhất là các quy định mới ban hành.
Ban Nội chính các tỉnh ủy, thành ủy phải tham mưu cho cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh hơn, có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, thẩm định, tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng...
Tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã giải đáp về những kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của ngành nội chính Đảng.
Cùng với đó, các đại biểu đã được quán triệt, triển khai Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó nhấn mạnh tới việc phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể đó là ai.../.
Báo cáo của Ban Nội chính Trung ương đánh giá hầu hết các nội dung công việc của ngành theo chương trình, kế hoạch công tác năm 2016 đã hoàn thành tiến độ đề ra. Ngành nội chính đã thực hiện khá tốt việc tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và các tỉnh ủy, thành ủy ban hành nhiều chủ trương, giải pháp về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng.
Chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản quan trọng về lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng được nâng lên. Ngành nội chính chủ động theo dõi, nắm tình hình, kịp thời phối hợp tham mưu cấp ủy chỉ đạo xử lý có hiệu quả và kịp thời những vấn đề nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, khiếu nại, tố cáo phức tạp, khiếu kiện đông người...
Năm 2017, ngành nội chính xác định tập trung tham mưu, đề xuất có chất lượng với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy địa phương ban hành kịp thời các chủ trương, chính sách để chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tham nhũng; tham mưu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn trong công tác xây dựng pháp luật về lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng; tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài.
Ngành tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng, lãng phí như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo các hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ.
Ngành tham mưu chỉ đạo thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ trong các dự án đang được dư luận xã hội quan tâm...
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả của toàn ngành trong năm qua.
Đồng tình với 9 nhóm nhiệm vụ công tác của ngành nội chính năm 2017, Thường trực Ban Bí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy với tư cách là cơ quan tham mưu của Đảng về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, Ban Nội chính Trung ương, ban nội chính cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp, đề nghị, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan liên quan làm việc, phối hợp, trao đổi, báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin theo quy định; các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan liên quan cần phối hợp, tạo điều kiện, thực hiện các đề nghị, yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương, ban nội chính cấp tỉnh theo quy định.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy cần tập trung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và cấp ủy địa phương những chủ trương, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Bảo đảm nguyên tắc không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng nhưng cũng không làm thay hoạt động chuyên môn của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực công tác nội chính và phòng chống tham nhũng.
Ngành nội chính chú trọng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế.
Ngành tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; tập trung tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng.
Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy rà soát có hiệu quả các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật...
Thường trực Ban Bí thư lưu ý toàn ngành nội chính tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng, nhất là các quy định mới ban hành.
Ban Nội chính các tỉnh ủy, thành ủy phải tham mưu cho cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh hơn, có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, thẩm định, tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng...
Tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã giải đáp về những kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của ngành nội chính Đảng.
Cùng với đó, các đại biểu đã được quán triệt, triển khai Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó nhấn mạnh tới việc phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể đó là ai.../.
Hải Dương tạm dừng bổ nhiệm mới cán bộ lãnh đạo cấp phòng  (23/02/2017)
Phó Chủ tịch Cuba tin tưởng quan hệ với Việt Nam sẽ vững tiến  (23/02/2017)
Việt Nam năm 2016 qua con mắt người nước ngoài  (23/02/2017)
Công bố kết quả điều tra người tiêu dùng Việt Nam 2016  (23/02/2017)
Mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin, góp phần giảm nghèo đa chiều bền vững ở các tỉnh Tây Bắc  (23/02/2017)
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (23/02/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên