Bế mạc Phiên họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
23:03, ngày 20-01-2017
Sáng 20-1, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã bế mạc.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sau ba ngày làm việc tích cực, khẩn trương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 6.
Thứ nhất, tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của 8 dự án luật, gồm: Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp ý (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật quy hoạch; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật cảnh vệ.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban chủ trì thẩm tra các dự án luật phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh một bước Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật, gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Quốc hội xây dựng kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận một số dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau để hoàn thiện thêm trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hai dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, gồm: Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức; Quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Tư pháp, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Tổng thư ký Quốc hội, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, đối với nội dung cho ý kiến về Danh mục dự án và mức bố trí vốn cụ thể cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, do Chính phủ chưa kịp chuẩn bị nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến tại phiên họp này.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị sau khi Phiên họp kết thúc, lãnh đạo các cơ quan hữu quan chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời tích cực chuẩn bị các nội dung trong chương trình phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (dự kiến từ ngày 20 đến ngày 23-2-2017)./.
Thứ nhất, tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của 8 dự án luật, gồm: Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp ý (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật quy hoạch; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật cảnh vệ.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban chủ trì thẩm tra các dự án luật phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh một bước Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật, gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Quốc hội xây dựng kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận một số dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau để hoàn thiện thêm trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hai dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, gồm: Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức; Quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Tư pháp, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Tổng thư ký Quốc hội, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, đối với nội dung cho ý kiến về Danh mục dự án và mức bố trí vốn cụ thể cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, do Chính phủ chưa kịp chuẩn bị nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến tại phiên họp này.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị sau khi Phiên họp kết thúc, lãnh đạo các cơ quan hữu quan chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời tích cực chuẩn bị các nội dung trong chương trình phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (dự kiến từ ngày 20 đến ngày 23-2-2017)./.
Đại sứ Đỗ Bá Khoa trình Quốc thư lên Tổng thống Brazil  (20/01/2017)
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản dự kiến thăm Việt Nam vào cuối tháng Hai  (20/01/2017)
Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Thái Lan  (20/01/2017)
Cơ hội tốt để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư gặp gỡ, trao đổi, kết nối hợp tác đầu tư, thương mại  (20/01/2017)
Tư tưởng đại đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (20/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay