Tư tưởng đại đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
21:09, ngày 20-01-2017
TCCSĐT - Tư tưởng đại đoàn kết là một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta. Với Người, đại đoàn kết được thể hiện trong cả tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn, đoàn kết ở trong Đảng, dân tộc và cả quốc tế. Đại đoàn kết không chỉ là tư tưởng lớn, nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nó đã trở thành đường lối chiến lược, nguồn sức mạnh và là động lực to lớn trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.
Tư tưởng cốt lõi trong Di Chúc của Bác, đó chính là tư tưởng đoàn kết, là sự kết tinh tư tưởng đoàn kết của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, tư tưởng đó thể hiện ở ba giác độ: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
Thứ nhất, về đoàn kết trong Đảng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc thực hiện đoàn kết trong Đảng. Người coi đoàn kết trong tổ chức lãnh đạo là cơ sở, hạt nhân cốt lõi của đoàn kết nhân dân, dân tộc và quốc tế, là nguồn cội của mọi thắng lợi to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến rất nhiều vấn đề quan trọng cần phải làm, từ việc tiếp tục đấu tranh giành độc lập đến các vấn đề hậu chiến tranh, đối nội, đối ngoại, từ việc chung đến việc riêng... Tuy nhiên, vấn đề mà Người dành sự quan tâm hàng đầu là đoàn kết trong Đảng. Khi nói về đoàn kết trong Đảng, Người đã 5 lần nhắc đến cụm từ "đoàn kết". Người chỉ rõ vai trò của đoàn kết đối với Đảng rằng: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác"(1).
Để tiếp tục gìn giữ truyền thống đoàn kết và phát huy vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra các yêu cầu và giải pháp nhằm củng cố khối đoàn kết trong Đảng, trong điều kiện mới sau khi chiến tranh kết thúc, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với muôn vàn khó khăn phía trước. Trong điều kiện đó đòi hỏi “Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết”. Đảng mạnh khi khối đoàn kết thống nhất trong Đảng thường xuyên được tăng cường, khi “các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” (2). Đồng thời, Người cũng chỉ rõ, cần thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh…, trong quá trình tự phê bình và phê bình không được lợi dụng để trù dập, bôi nhọ, hạ bệ lẫn nhau, mà phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên phải là người có đạo đức cách mạng, là công bộc của dân, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” để Đảng ta xứng tầm là một Đảng cầm quyền “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(3).
Thứ hai, về đoàn kết dân tộc
Kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc, cùng với việc nhấn mạnh đoàn kết trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Người chỉ rõ: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta, vì vậy trách nhiệm của mỗi đảng viên, mỗi người dân cần phải gìn giữ, phát huy truyền thống đó như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Muốn làm được điều đó, với tư cách là một Đảng cầm quyền trong điều kiện mới, Đảng ta phải có những chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước, thực tế khách quan của thế giới và phải đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Đó là cách tốt nhất để tập hợp lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong bản Di chúc, Người đã đề ra các chính sách cụ thể đối với các tầng lớp nhân dân: Với đoàn viên thanh niên, “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”; Với người nông dân cần có chính sách miễn thuế nông nghiệp một năm; Với phụ nữ, “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”; Với thương binh, thân nhân gia đình thương binh liệt sỹ “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn…”… và cả những nạn nhân của chế độ cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu… “Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” (4).
Thông qua những chính sách đó, Hồ Chí Minh đã quy tụ được sức mạnh toàn dân tộc, sức mạnh đó không chỉ từ những người ở “phía bên này” mà còn có cả những người ở “phía bên kia”, không bỏ sót bất kỳ ai miễn là những người Việt Nam yêu nước không có sự phân biệt đối xử. Đồng thời còn thể hiện tư tưởng nhân ái, độ lượng, bao dung mang đậm phong cách Hồ Chí Minh.
Làm tốt được những việc nêu trên, Đảng ta sẽ hiện thực được điều mong muốn cuối cùng của Người: “là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” (5).
Thứ ba, về đoàn kết quốc tế
Trong quá trình tìm đường cứu nước, hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng trong xu thế mới của thời đại khi tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản nhất thiết phải cần đến sức mạnh đoàn kết quốc tế. Từ thực tiễn hoạt động và lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, Người thường xuyên quan tâm, vun đắp cho tình đoàn kết quốc tế để làm sao chúng ta tranh thủ tới mức cao nhất sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cách mạng nước ta. Người chính là hình ảnh sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, chúng ta có thể chiến thắng được những kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần là do dân tộc ta luôn biết đoàn kết đồng lòng, đồng thời còn có sự ủng hộ, đoàn kết của các dân tộc trên thế giới cả về sức người, sức của. Chính vì vậy, trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: những thắng lợi mà nhân dân Việt Nam giành được không thể tách rời tình đoàn kết giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Trên cơ sở đó, Người đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các dân tộc anh em trên thế giới đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và một trong những dự định đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc của Người là: "tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta." (6). Đó chính là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân tốt đẹp nhất của truyền thống đó.
Với phong trào cách mạng thế giới nói chung, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là toát lên tình đoàn kết quốc tế. Thông qua các tác phẩm, bài báo, bài nói chuyện, bằng những hoạt động thực tiễn, Người luôn kêu gọi các dân tộc, các đảng cộng sản anh em trên thế giới đoàn kết cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định. Tuy nhiên, Người thật sự buồn, đau lòng khi chứng kiến cảnh mất đoàn kết của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. "…là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!". Vì lý do sức khỏe, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ "sứ mệnh hòa bình" để kêu gọi tình đoàn kết các đảng anh em, Người đã căn dặn Đảng ta phải có trách nhiệm khôi phục tình đoàn kết quốc tế, "sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghia quốc tế vô sản, có lý có tình". Đồng thời Người cũng đặt niềm tin trọn vẹn vào tình đoàn kết quốc tế khi “tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại" (7).
Người đã không quên “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế" và hy vọng “Đảng ta, nhân dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" (8).
Gần nửa thế kỷ trôi qua, những tư tưởng đại đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Trong bản Di chúc Người đã vạch ra quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam một cách khách quan, khoa học và cách mạng, vừa phát huy được sức mạnh đoàn kết trong đảng, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, vừa phù hợp với tư duy của thời đại. Tư tưởng đoàn kết trong Di chúc của Người cho đến nay vẫn luôn tỏa sang, soi đường cho dân tộc ta vững bước trên con đường phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 47 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phát huy cao độ vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, luôn gắn đoàn kết trong đảng với đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế phát huy sức mạnh tổng hợp làm nên những thắng lợi to lớn trấn động địa cầu trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và những thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay./.
-------------
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, tr.503, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(2) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.503, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(3) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.503-504, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(4) Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tr. 29-30, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007
(5) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.518, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(6) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.515, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(7) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.517-518, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(8) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.518, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
Thứ nhất, về đoàn kết trong Đảng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc thực hiện đoàn kết trong Đảng. Người coi đoàn kết trong tổ chức lãnh đạo là cơ sở, hạt nhân cốt lõi của đoàn kết nhân dân, dân tộc và quốc tế, là nguồn cội của mọi thắng lợi to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến rất nhiều vấn đề quan trọng cần phải làm, từ việc tiếp tục đấu tranh giành độc lập đến các vấn đề hậu chiến tranh, đối nội, đối ngoại, từ việc chung đến việc riêng... Tuy nhiên, vấn đề mà Người dành sự quan tâm hàng đầu là đoàn kết trong Đảng. Khi nói về đoàn kết trong Đảng, Người đã 5 lần nhắc đến cụm từ "đoàn kết". Người chỉ rõ vai trò của đoàn kết đối với Đảng rằng: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác"(1).
Để tiếp tục gìn giữ truyền thống đoàn kết và phát huy vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra các yêu cầu và giải pháp nhằm củng cố khối đoàn kết trong Đảng, trong điều kiện mới sau khi chiến tranh kết thúc, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với muôn vàn khó khăn phía trước. Trong điều kiện đó đòi hỏi “Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết”. Đảng mạnh khi khối đoàn kết thống nhất trong Đảng thường xuyên được tăng cường, khi “các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” (2). Đồng thời, Người cũng chỉ rõ, cần thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh…, trong quá trình tự phê bình và phê bình không được lợi dụng để trù dập, bôi nhọ, hạ bệ lẫn nhau, mà phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên phải là người có đạo đức cách mạng, là công bộc của dân, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” để Đảng ta xứng tầm là một Đảng cầm quyền “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(3).
Thứ hai, về đoàn kết dân tộc
Kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc, cùng với việc nhấn mạnh đoàn kết trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Người chỉ rõ: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta, vì vậy trách nhiệm của mỗi đảng viên, mỗi người dân cần phải gìn giữ, phát huy truyền thống đó như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Muốn làm được điều đó, với tư cách là một Đảng cầm quyền trong điều kiện mới, Đảng ta phải có những chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước, thực tế khách quan của thế giới và phải đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Đó là cách tốt nhất để tập hợp lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong bản Di chúc, Người đã đề ra các chính sách cụ thể đối với các tầng lớp nhân dân: Với đoàn viên thanh niên, “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”; Với người nông dân cần có chính sách miễn thuế nông nghiệp một năm; Với phụ nữ, “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”; Với thương binh, thân nhân gia đình thương binh liệt sỹ “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn…”… và cả những nạn nhân của chế độ cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu… “Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” (4).
Thông qua những chính sách đó, Hồ Chí Minh đã quy tụ được sức mạnh toàn dân tộc, sức mạnh đó không chỉ từ những người ở “phía bên này” mà còn có cả những người ở “phía bên kia”, không bỏ sót bất kỳ ai miễn là những người Việt Nam yêu nước không có sự phân biệt đối xử. Đồng thời còn thể hiện tư tưởng nhân ái, độ lượng, bao dung mang đậm phong cách Hồ Chí Minh.
Làm tốt được những việc nêu trên, Đảng ta sẽ hiện thực được điều mong muốn cuối cùng của Người: “là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” (5).
Thứ ba, về đoàn kết quốc tế
Trong quá trình tìm đường cứu nước, hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng trong xu thế mới của thời đại khi tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản nhất thiết phải cần đến sức mạnh đoàn kết quốc tế. Từ thực tiễn hoạt động và lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, Người thường xuyên quan tâm, vun đắp cho tình đoàn kết quốc tế để làm sao chúng ta tranh thủ tới mức cao nhất sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cách mạng nước ta. Người chính là hình ảnh sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, chúng ta có thể chiến thắng được những kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần là do dân tộc ta luôn biết đoàn kết đồng lòng, đồng thời còn có sự ủng hộ, đoàn kết của các dân tộc trên thế giới cả về sức người, sức của. Chính vì vậy, trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: những thắng lợi mà nhân dân Việt Nam giành được không thể tách rời tình đoàn kết giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Trên cơ sở đó, Người đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các dân tộc anh em trên thế giới đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và một trong những dự định đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc của Người là: "tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta." (6). Đó chính là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân tốt đẹp nhất của truyền thống đó.
Với phong trào cách mạng thế giới nói chung, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là toát lên tình đoàn kết quốc tế. Thông qua các tác phẩm, bài báo, bài nói chuyện, bằng những hoạt động thực tiễn, Người luôn kêu gọi các dân tộc, các đảng cộng sản anh em trên thế giới đoàn kết cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định. Tuy nhiên, Người thật sự buồn, đau lòng khi chứng kiến cảnh mất đoàn kết của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. "…là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!". Vì lý do sức khỏe, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ "sứ mệnh hòa bình" để kêu gọi tình đoàn kết các đảng anh em, Người đã căn dặn Đảng ta phải có trách nhiệm khôi phục tình đoàn kết quốc tế, "sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghia quốc tế vô sản, có lý có tình". Đồng thời Người cũng đặt niềm tin trọn vẹn vào tình đoàn kết quốc tế khi “tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại" (7).
Người đã không quên “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế" và hy vọng “Đảng ta, nhân dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" (8).
Gần nửa thế kỷ trôi qua, những tư tưởng đại đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Trong bản Di chúc Người đã vạch ra quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam một cách khách quan, khoa học và cách mạng, vừa phát huy được sức mạnh đoàn kết trong đảng, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, vừa phù hợp với tư duy của thời đại. Tư tưởng đoàn kết trong Di chúc của Người cho đến nay vẫn luôn tỏa sang, soi đường cho dân tộc ta vững bước trên con đường phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 47 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phát huy cao độ vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, luôn gắn đoàn kết trong đảng với đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế phát huy sức mạnh tổng hợp làm nên những thắng lợi to lớn trấn động địa cầu trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và những thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay./.
-------------
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, tr.503, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(2) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.503, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(3) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.503-504, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(4) Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tr. 29-30, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007
(5) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.518, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(6) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.515, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(7) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.517-518, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
(8) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.518, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
Mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý chân tình, thẳng thắn, khách quan, chân thành từ phía các cơ quan báo chí  (20/01/2017)
Hợp tác Việt Nam-Trung Quốc: Hiện thực hóa những tiềm năng  (20/01/2017)
Algeria đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam  (19/01/2017)
Việt Nam là nước đầu tiên WEF ký thỏa thuận hợp tác theo mô hình PPP  (19/01/2017)
Thủ tướng gặp gỡ báo chí quốc tế bên lề Hội nghị WEF 2017  (19/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay