Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011
21:55, ngày 07-01-2017
Theo số liệu được Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố ngày 07-01-2017, dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 12/2016 đã giảm 41 tỷ USD xuống 3.011 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011 và là tháng thứ sáu giảm liên tiếp.
Con số trên thấp hơn so với mức giảm trong tháng 11-2016 là 69,06 tỷ USD.
Tuyên bố của Cơ quan Kiểm soát Ngoại hối Nhà nước (SAFE) nêu rõ nguyên nhân chính khiến dự trữ ngoại hối giảm là do những nỗ lực ổn định đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Các hoạt động trên thị trường ngoại hối của PBOC, sự biến động về giá cả của các tài sản đầu tư cùng tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD đã tác động đến dự trữ ngoại hối.
Trong năm 2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm gần 320 tỷ USD, thấp hơn so với mức giảm kỷ lục được ghi nhận trong năm 2015 là 513 tỷ USD.
Các chuyên gia ước tính Trung Quốc cần duy trì mức dự trữ ngoại hối tối thiểu từ 2.600-2.800 tỷ USD trong khuôn khổ các biện pháp phù hợp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong những tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực nhằm vực dậy đồng nhân dân tệ và kiềm chế dòng vốn chảy ra nước ngoài.
Nước này cũng siết chặt hạn chế đối với các cá nhân và công ty muốn chuyển tiền vốn ra nước ngoài.
Trong báo cáo hàng quý vào tuần trước, PBOC khẳng định sẽ thúc đẩy cải cách cơ chế đồng nhân dân tệ, song vẫn duy trì sự ổn định cơ bản của đồng tiền này vào năm nay./.
Tuyên bố của Cơ quan Kiểm soát Ngoại hối Nhà nước (SAFE) nêu rõ nguyên nhân chính khiến dự trữ ngoại hối giảm là do những nỗ lực ổn định đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Các hoạt động trên thị trường ngoại hối của PBOC, sự biến động về giá cả của các tài sản đầu tư cùng tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD đã tác động đến dự trữ ngoại hối.
Trong năm 2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm gần 320 tỷ USD, thấp hơn so với mức giảm kỷ lục được ghi nhận trong năm 2015 là 513 tỷ USD.
Các chuyên gia ước tính Trung Quốc cần duy trì mức dự trữ ngoại hối tối thiểu từ 2.600-2.800 tỷ USD trong khuôn khổ các biện pháp phù hợp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong những tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực nhằm vực dậy đồng nhân dân tệ và kiềm chế dòng vốn chảy ra nước ngoài.
Nước này cũng siết chặt hạn chế đối với các cá nhân và công ty muốn chuyển tiền vốn ra nước ngoài.
Trong báo cáo hàng quý vào tuần trước, PBOC khẳng định sẽ thúc đẩy cải cách cơ chế đồng nhân dân tệ, song vẫn duy trì sự ổn định cơ bản của đồng tiền này vào năm nay./.
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay