Hàng loạt đại sứ Mỹ rời nhiệm sở trước ngày 20-01-2017
21:49, ngày 07-01-2017
Ngày 06-01-2017, đại sứ Mỹ tại nhiều nước cho biết nhóm phụ trách chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có chỉ thị chung yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ phải rời nhiệm sở trước ngày 20-01 - thời điểm ông Trump tuyên thệ nhậm chức.
Trên mạng xã hội Twitter, Đại sứ Mỹ tại New Zealand Mark Gilbert cho biết yêu cầu trên là "không có ngoại lệ" và khẳng định sẽ rời New Zealand trước ngày 20-01. Đại sứ Mỹ tại Canada Bruce Heyman cũng thông báo ông đã đệ đơn từ chức "theo yêu cầu."
Trước đó, ngày 05-01, tờ New York Times đưa tin nhóm phụ trách chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có chỉ thị yêu cầu các đại sứ được Tổng thống B.Obama bổ nhiệm phải rời nhiệm sở trước thời điểm ông Trump nhậm chức.
Báo trên dẫn lời một số quan chức ngoại giao cho biết chỉ thị này là "không có ngoại lệ" và được gửi qua đường điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23-12.
Tuy nhiên chỉ thị này không bao gồm các đại sứ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ mà chỉ áp dụng với các đại sứ được bổ nhiệm chính trị, tức là do tổng thống, phó tổng thống hay người đứng đầu các cơ quan ban ngành đích thân đề cử. Trong vài thế kỷ qua, khoảng 30% đại sứ Mỹ là những người được "bổ nhiệm chính trị" trong khi 70% là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby xác nhận thông tin trên, cho hay tất cả các đại sứ được bổ nhiệm chính trị đã được yêu cầu nộp đơn từ chức và sẽ chính thức rời nhiệm sở vào ngày 20-01. Tuy nhiên, ông Kirby cho hay đây là thủ tục phổ biến đối với các nhà ngoại giao được bổ nhiệm chính trị khi có sự chuyển giao chính quyền.
Một thành viên của nhóm chuyển giao quyền lực của ông D.Trump khẳng định chỉ thị trên chỉ đơn giản nhằm đảm bảo các đặc phái viên của Chính quyền Tổng thống B.Obama rời nhiệm sở đúng thời hạn, tương tự như hàng nghìn trợ lý đang phục vụ tại Nhà Trắng và các cơ quan liên bang.
Tuy nhiên, động thái trên có nguy cơ khiến Mỹ không có đại diện trong nhiều tháng tại một số quốc gia quan trọng như Đức, Canada, Anh. Đại sứ của Mỹ tại nước ngoài cần được Thượng viện thông qua./.
Trước đó, ngày 05-01, tờ New York Times đưa tin nhóm phụ trách chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có chỉ thị yêu cầu các đại sứ được Tổng thống B.Obama bổ nhiệm phải rời nhiệm sở trước thời điểm ông Trump nhậm chức.
Báo trên dẫn lời một số quan chức ngoại giao cho biết chỉ thị này là "không có ngoại lệ" và được gửi qua đường điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23-12.
Tuy nhiên chỉ thị này không bao gồm các đại sứ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ mà chỉ áp dụng với các đại sứ được bổ nhiệm chính trị, tức là do tổng thống, phó tổng thống hay người đứng đầu các cơ quan ban ngành đích thân đề cử. Trong vài thế kỷ qua, khoảng 30% đại sứ Mỹ là những người được "bổ nhiệm chính trị" trong khi 70% là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby xác nhận thông tin trên, cho hay tất cả các đại sứ được bổ nhiệm chính trị đã được yêu cầu nộp đơn từ chức và sẽ chính thức rời nhiệm sở vào ngày 20-01. Tuy nhiên, ông Kirby cho hay đây là thủ tục phổ biến đối với các nhà ngoại giao được bổ nhiệm chính trị khi có sự chuyển giao chính quyền.
Một thành viên của nhóm chuyển giao quyền lực của ông D.Trump khẳng định chỉ thị trên chỉ đơn giản nhằm đảm bảo các đặc phái viên của Chính quyền Tổng thống B.Obama rời nhiệm sở đúng thời hạn, tương tự như hàng nghìn trợ lý đang phục vụ tại Nhà Trắng và các cơ quan liên bang.
Tuy nhiên, động thái trên có nguy cơ khiến Mỹ không có đại diện trong nhiều tháng tại một số quốc gia quan trọng như Đức, Canada, Anh. Đại sứ của Mỹ tại nước ngoài cần được Thượng viện thông qua./.
Mỗi năm giảm 1,5-2% biên chế từ nay cho đến năm 2021 (06/01/2017)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam