Giải quyết nạn ùn tắc giao thông không chỉ bằng tăng đầu tư hạ tầng
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2017 của Bộ Xây dựng tổ chức ngày 06-01, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định nếu quản lý kém thì hạ tầng có phát triển cũng không chạy theo kịp để đáp ứng nhu cầu.
Hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được chỉ ra là hai địa phương quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị chưa tốt. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng vấn nạn ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn nhất cả nước này không thể chỉ giải quyết bằng việc tăng đầu tư hạ tầng.
Theo phân tích của Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng, không phải chỉ đầu tư hạ tầng, tổ chức giao thông tốt là có thể tháo gỡ được vì càng đầu tư tốt vào hai đô thị này thì sự thu hút với người dân nơi khác càng cao, người dân kéo về tìm kiếm cơ hội việc làm càng lớn. Và như thế, theo Phó Thủ tướng, không bao giờ hạ tầng có thể “chạy theo” để giải quyết được đủ nhu cầu.
Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu cần gắn chặt quy hoạch đô thị với việc thực hiện theo kế hoạch để tránh tình trạng thành phố "lem nhem" vì ở nhiều nơi, việc tuân thủ quy hoạch chưa tốt. Những đô thị nhỏ thì việc quản lý xây dựng theo quy hoạch lại tốt hơn những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ quả rõ nhất là vấn nạn ùn tắc giao thông đang gây bức bối.
"Muốn giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc, quá tải tại hai thành phố lớn nhất cả nước, cần phải thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia các đô thị, các trung tâm để kéo giãn bớt dân. Theo đó, việc đầu tư các đô thị vệ tinh, kết nối giao thông công cộng tốt là rất quan trọng", Phó Thủ tướng nói.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận thực hiện quy hoạch là khâu yếu nhất, khiến việc xây dựng không được như quy hoạch. Bộ Xây dựng đã cụ thể hóa việc này và sẽ chỉ đạo thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm 2017. Trên cơ sở định hướng của Bộ, các địa phương cụ thể hóa, tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp để thực hiện nhiệm vụ của ngành trong năm 2017.
Năm 2017, Bộ Xây dựng tiếp tục coi việc xây dựng thể chế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và với mọi lĩnh vực. Ngành xây dựng có đặc thù nhất định vì liên quan an toàn công trình, liên quan tính mạng người dân, đến tài sản xã hội, việc sử dụng vốn nhà nước, chống thất thoát, tiêu cực, tham nhũng. Do đó, ngành xây dựng phải tính toán cụ thể cả khâu tiền kiểm lẫn hậu kiểm vì có khi hậu kiểm thì đã sụp đổ công trình, đã mất mạng, đã gây thiệt hại rồi.
Cùng đó, Bộ xác định phải tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng với mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong xã hội nhưng cũng phải phát huy vai trò quản lý nhà nước.
Trong năm 2016, dù gặp nhiều bất lợi, cả nước phải gánh chịu thiên tai nặng nề, hạn mặn, lũ lụt diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề nhưng ngành xây dựng vẫn đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội. Tổng đầu tư xã hội năm 2016 khoảng 1,4 triệu tỷ đồng; trong đó, đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn, gần 80%. Ngành xây dựng đã đạt mức tăng trưởng 10%, đóng góp 6,19% cho GDP cả nước./.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà lý giải việc không đưa Formosa vào 10 sự kiện năm  (06/01/2017)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hàng loạt dự án Luật  (06/01/2017)
Điện mừng mở đầu năm kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt-Hàn  (06/01/2017)
20 năm Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN về môi trường  (06/01/2017)
Cam kết đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Ấn Độ lên tầm cao mới  (06/01/2017)
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt thu ngân sách ngay từ đầu năm  (06/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay