20 năm Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN về môi trường
Chiều 06-01, tại hội thảo tổng kết 20 năm Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho rằng đây là một lĩnh vực thể hiện rõ rệt sự hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam.
Trong hợp tác ASEAN, Việt Nam bắt đầu tham gia hợp tác về môi trường từ năm 1996. Ngay sau khi thành lập, Tổ chức các quan chức cao cấp ASEAN về môi trường Việt Nam đã nhanh chóng hòa nhập và tích cực tham gia vào tất cả các lĩnh vực hợp tác môi trường như đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, hóa chất và chất thải, môi trường biển và đới bờ, công nghệ môi trường, giáo dục môi trường, kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, quản lý tài nguyên nước và sản xuất, tiêu dùng bền vững.
Sau hơn 20 năm tham gia hợp tác, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong các lĩnh vực hợp tác nói chung và lĩnh vực môi trường nói riêng. Thông qua hợp tác ASEAN, bạn bè trong và ngoài khu vực hiểu rõ hơn đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, có được thông tin chính xác về những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới, nâng cao hình ảnh của Việt Nam là một đối tác năng động, nhiều tiềm năng. Đồng thời, Việt Nam có điều kiện để học tập và chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận các tiến bộ khoa học-công nghệ, nâng cao năng lực cũng như chủ động nêu các sáng kiến để thúc đẩy hợp tác có lợi cho đất nước.
Trong thời gian tới, ASEAN đang nỗ lực xây dựng và triển khai các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN đến năm 2025 trên cả ba trụ cột gồm an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội, hợp tác nội khối của Cộng đồng ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác sẽ được tăng cường, mở rộng nhiều hơn, với nhiều cơ hội Việt Nam cần nắm bắt kịp thời để tăng cường năng lực cho quốc gia và đóng góp tích cực cho Cộng đồng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của thế giới.
Hướng tới các giai đoạn hợp tác tiếp theo, Phó Chánh văn phòng Tổ chức các quan chức cao cấp ASEAN về môi trường Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Trâm đề xuất, các chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường rất rộng đòi hỏi phải có một cơ chế linh hoạt để có thể huy động tối đa nội lực trong nước nhằm chủ động tham gia một cách có hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về môi trường.
Các giải pháp chiến lược cũng cần được tổ chức thực hiện nhằm phát huy và tận dụng thuận lợi, cơ hội, khắc phục khó khăn, hạn chế một cách đồng bộ. Việt Nam cần chủ động xây dựng và đề xuất sáng kiến mang lại lợi ích khu vực và cho Việt Nam cũng như tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về hợp tác trong lĩnh vực môi trường ở khu vực./.
Cam kết đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Ấn Độ lên tầm cao mới  (06/01/2017)
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt thu ngân sách ngay từ đầu năm  (06/01/2017)
Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành công thương  (06/01/2017)
Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam chăm lo Tết cho người nghèo trên cả nước  (06/01/2017)
Trích 3,5 tỷ đồng từ Quỹ Vì người nghèo chăm lo cho hộ nghèo dịp Tết  (06/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay